Về Thăm Quan Chợ Vùng

Về Thăm Quan Chợ Vùng

07:30: Chợ Nổi Cái Răng - Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể Quốc Gia, là trái tim của giao thương miền sông nước trong những ngày tháng sơ khai của Đông Bằng Sông Cửu Long. Một trong những chợ nổi lớn nhất Đồng Bằng sông Cửu Long, là nét văn hóa mua bán trên sông đặc thù của người Nam Bộ với đủ các loại trái cây, đặc sản của vùng sông nước Miền Tây.

Bảng giá Tham Quan Sài Gòn - TP. HCM 1 Ngày

* Giá vé người lớn (9 - 99 tuổi):

Điều khoản Tham Quan Sài Gòn - TP. HCM 1 Ngày

Liên hệ: Ms Huyền Tel.: +84 947 40 1985.

Cùng với việc đầu tư xây mới và nâng cấp các công trình cấp nước sạch, thời gian qua Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Cần Thơ (gọi tắt là Trung tâm nước) đã tích cực phối hợp các địa phương nắm bắt nhu cầu của người dân để mở rộng mạng đường ống cấp nước sạch. Qua đó, đã kịp thời đưa nước sạch đến nhiều khu vực nông thôn vùng sâu, vùng xa trên địa bàn thành phố.

Sử dụng nước sạch tại hộ bà Liêu Thị Hồng ở xã Thới Xuân.

Người dân phấn khởi vì có nước sạch

Thời điểm này, tình hình nắng hạn đang diễn ra rất gay gắt tại vùng ÐBSCL và việc thiếu nước sinh hoạt cũng đã xuất hiện tại nhiều địa phương, nhất là các tỉnh ven biển. Tuy nhiên, hiện người dân sống tại nhiều khu vực nông vùng sâu, vùng xa trên địa bàn TP Cần Thơ vẫn đảm bảo có nguồn nước sạch sử dụng.

Ông Danh Phước Bảy, ngụ ấp Thới Trường 1, xã Thới Xuân, huyện Cờ Ðỏ, cho biết: “Khu vực nhà tôi ở dân cư khá thưa thớt, lại ở sâu trong đồng, xa trung tâm xã. Cao điểm mùa nắng hạn, nguồn nước kênh rạch thường xuyên bị cạn kiệt. Dù vậy, gia đình tôi và các hộ dân tại địa phương vẫn không lo thiếu nước sạch sử dụng, bởi đã được Trung tâm nước và các cấp chính quyền quan tâm đầu tư đường ống cấp nước máy về tận nhà để các hộ dân sử dụng. Có nguồn nước sạch dồi dào và đảm bảo chất lượng được cung cấp từ hệ thống cấp nước máy, xài rất tiện lợi, lại đảm bảo vệ sinh so với trước đây phải sử dụng nước kênh, bà con rất phấn khởi”. Bà Liêu Thị Hồng, ngụ ấp Thới Trường 1, cũng chia sẻ: “Nước máy xài rất tiện lợi, mở vòi nước là có nước để xài ngay. Nước lại trong và sạch, rất an tâm cho sức khỏe. Khu vực nhà tôi ở nằm khá xa sông lớn nên nước dưới kênh thường xuyên bị cạn kiệt trong mùa khô và nước dưới kênh cũng không đảm bảo vệ sinh. Do vậy, tôi rất biết ơn Nhà nước đã quan tâm mở rộng mạng đường ống để bà con sống ở các khu vực nông thôn vùng sâu, vùng xa như gia đình tôi có nước sạch sử dụng”.

Ông Bùi Thanh Hiếu, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cờ Ðỏ, cho biết: “Mùa khô năm nay, tình hình nắng nóng diễn ra gay gắt, một số địa phương tại vùng ÐBSCL đã xảy ra tình trạng thiếu nước sinh hoạt. Song, đối với địa bàn huyện Cờ Ðỏ, nguồn nước sạch vẫn được cung cấp đầy đủ cho người dân sử dụng, qua đó tạo được sự phấn khởi rất lớn cho người dân”. Cũng theo ông Hiếu, từ năm 2020 đến nay, huyện Cờ Ðỏ đã được UBND TP Cần Thơ cùng các cơ quan chức năng thành phố quan tâm hỗ trợ đầu tư, mở rộng hơn 100km đường ống cấp nước sạch tại huyện, tạo điều kiện cho hơn 3.000 hộ dân tại các xã được tiếp cận nước sạch. Thời gian qua, huyện cũng đã phối hợp chặt với với Trung tâm nước và UBND các xã trên địa bàn huyện để nắm bắt các yêu cầu và kiến nghị của bà con cử tri. Qua đó, kịp thời xin chủ trương của thành phố và các cơ quan chức năng cho đầu tư, mở rộng mạng đường ống cấp nước sạch đến những nơi người dân có nhu cầu. Ðồng thời, tích cực tuyên truyền, vận động các hộ dân cùng chung tay góp sức với chính quyền trong lắp đặt các hệ thống đường ống nước và gắn đồng hồ sử dụng nước. Với cách làm như vậy đã tạo được sự đồng tình ủng hộ rất lớn của người dân trong việc đóng góp công sức và tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng cho đầu tư phát triển các công trình cấp nước sạch để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu nước sạch của người dân.

Nâng cao khả năng cấp nước sạch

TP Cần Thơ rất quan tâm đến việc phát triển các công trình cấp nước sạch nông thôn nhằm tạo điều kiện cho các hộ dân tại các khu vực vùng sâu, vùng xa nhất của thành phố đều có nước sạch sử dụng. Qua đó, giúp bà con ở nông thôn nâng cao điều kiện sống, giảm bệnh tật liên quan đến nguồn nước và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng tránh được tình trạng thiếu nước sinh hoạt trong các tháng mùa khô. Ðáng chú ý, từ năm 2020, thành phố đã có chủ trương đầu tư và phát triển một cách khá đồng bộ các công trình cấp nước sạch tại 4 huyện của thành phố.

Theo ông Nguyễn Thế Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm nước, thực hiện Nghị quyết số 38/NQ-HÐND ngày 4-12-2020 của HÐND TP Cần Thơ và các nghị quyết, quyết định của Trung ương và thành phố về đầu tư và phát triển các công trình cấp nước sạch, Trung tâm nước đã triển khai 4 dự án xây dựng và nâng cấp hệ thống cấp nước tại 4 huyện của thành phố gồm Phong Ðiền, Thới Lai, Cờ Ðỏ và Vĩnh Thạnh. Theo đó, Trung tâm nước đã triển khai đầu tư gần 500km đường ống cấp nước sạch tại các huyện, mang nguồn nước sạch về tận các vùng sâu và vùng xa của thành phố, giải quyết nhu cầu nước sạch cho trên 14.350 hộ dân nông thôn. Ðến nay, tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước sạch  của thành phố đạt 93% và dự kiến cuối năm nay đạt 94%, đến 2030 cơ bản đạt gần 100%.

Cùng với việc đầu tư phát triển các công trình cấp nước sạch để nâng cao khả năng cấp nước sạch phục vụ người dân, các cấp, các ngành chức năng ở TP Cần Thơ cũng quan tâm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia sử dụng nước sạch. Ðể đưa được nước sạch đến tận các hộ dân nông thôn ở vùng sâu, vùng xa, TP Cần Thơ đã quan tâm huy động mọi nguồn lực đầu tư từ Nhà nước và xã hội. Ðặc biệt, thời gian qua Trung tâm nước đã phối hợp khá chặt chẽ với các địa phương trong nắm bắt các kiến nghị và nguyện vọng của người dân để đưa nước sạch đến những nơi người dân có nhu cầu. Kịp thời tổ chức họp dân nhằm huy động tốt các nguồn lực từ xã hội để “chung tay” cùng Nhà nước trong đầu tư mở rộng mạng đường ống cấp nước sạch. Trung tâm nước cũng quan tâm đầu tư, thiết lập hạ tầng kỹ thuật để kết nối mạng lưới đường ống cấp nước, hình thành hệ thống đường ống liên huyện, liên xã, liên vùng. Tạo trục truyền tải để kết nối và có sự hỗ trợ, điều phối cung cấp nước giữa các địa phương để đảm bảo cấp nước liên tục và đầy đủ phục vụ cho người dân.l