Cùng DOL khám phá các từ liên quan nhé!
IV. Tìm hiểu về các thiết bị được dùng trong SMT
SMT thụ động là các điện trở SMT, tụ điện SMT với kích thước theo gói tiêu chuẩn hoá và có nhiều cỡ gói tiêu chuẩn khác nhau như: 1812, 0805, 1206, 0603, …
Thông thường những thành phần thụ động thường bao gồm: điện cảm, điện dung và các thiết bị tổng hợp.
Các bóng bán dẫn và Diode cũng là một trong các thành phần tiêu chuẩn. Các bóng dẫn và Diot thường có kích thước nhỏ, vì vậy chúng thường được đặt trong các gói nhựa bảo vệ tương đối. Bóng bán dẫn là khối xây dựng cơ bản cho các mạch máy tính và một số thiết bị điện tử khác, nó phản ứng nhanh và sử dụng với chức năng điều chỉnh điện áp, chuyển mạch, dao động, khuếch đại và điều chế tín hiệu.
Xem thêm: Xây dựng phòng sạch cho nhà máy sản xuất điện tử
Mạch tích hợp là các chip logic đơn giản có tác dụng truyền tín hiệu và giảm nhiệt độ để bo mạch hoạt động tốt nhất. Hiện nay có nhiều gói được sử dụng cho mạch tích hợp. Mạch tích hợp được trang bị các gói tích hợp mở rộng và được thiết kế tùy biến theo mức độ kết nối cần đáp ứng.
Tùy vào đặc thù từng loại sản phẩm và mức độ yêu cầu của hãng sản xuất khác nhau mà hệ thống công nghệ cũng có những sự thay đổi nhất định:
Bí quyết giảm lead time hiệu quả cho doanh nghiệp
Giảm lead time là một trong những mục tiêu quan trọng trong quản lý doanh nghiệp. Dưới đây là một số cách hiệu quả để bạn có thể giảm thiểu thời gian này:
Chi phí sản xuất chung trong doanh nghiệp
Chi phí sản xuất chung tạm dịch sang tiếng Anh là general production costs.
Chi phí sản xuất chung là một khoản mục trong chi phí sản xuất.
Chi phí sản xuất đó là các khoản chi phí phát sinh trong phạm vi sản xuất của doanh nghiệp.
Chi phí sản xuất chung đó là các khoản chi phí phục vụ cho các phân xưởng, tổ, đội trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm và dịch vụ.
Trong thực tế quá trình sản xuất, chi phí sản xuất chung thường bao gồm các yếu tố sau:
- Chi phí nhân viên phân xưởng, đội sản xuất đó là tiền lương, phụ cấp, các khoản trích theo lương và chi phí khác phải trả cho các đối tượng như Quản đốc, Phó Quản đốc phân xưởng, Đội trưởng, Đội phó các đội sản xuất, nhân viên kinh tế, thủ kho các phân xưởng và đội sản xuất.
- Chi phí vật liệu phục vụ cho phân xưởng và đội sản xuất. Chi phí này bao gồm như văn phòng phẩm, các vật liệu khác cần thiết khi sửa chữa, bảo dưỡng phân xưởng...
- Chi phí công cụ, dụng cụ phục vụ cho phân xưởng và đội sản xuất. Các khoản chi phí này tuỳ theo đặc điểm hoạt động của các phân xưởng và đội sản xuất khác nhau thì khác nhau.
Chi phí này có thể bao gồm như quần áo bảo hộ lao động của công nhân, các dụng cụ phục vụ công nhân sản xuất như búa, cưa, que hàn...
- Chi phí khấu hao các tài sản cố định phục vụ cho quá trình sản xuất. Trong quá trình sản xuất ở các phân xưởng hay đội sản xuất thường có nhiều tài sản cố định tham gia quá trình sản xuất như nhà xưởng, máy móc, thiết bị...
- Chi phí dịch vụ mua ngoài đó các khoản tiền điện, nước... phục vụ cho quá trình sản xuất của các phân xưởng, đội.
- Chi phí khác bao gồm các khoản tiền như tiếp khách phân xưởng, thiệt hại trong quá trình sản xuất...
Chi phí sản xuất chung bao gồm nhiều yếu tố chi phí, có yếu tố mang tính chất của chi phí cố định, có yếu tố mang tính chất của chi phí biến đổi, song có yếu tố mang tính chất cả hai thể hiện chi phí hỗn hợp.
Do vậy các nhà quản trị doanh nghiệp muốn kiểm soát các yếu tố trong khoản mục chi phí này cần phải tách các yếu tố chi phí thành hai bộ phận định phí và biến phí.
(Tài liệu tham khảo: Kế toán Quản trị, Trung tâm đào tạo từ xa, ĐH Kinh tế Quốc dân)
Trong những năm gần đây, xu hướng thiết kế thiết bị và linh kiện điện tử tập trung vào việc tạo ra sản phẩm nhỏ gọn, hiệu năng cao, và đạt tiêu chuẩn chính xác nghiêm ngặt. Điều này thúc đẩy các công ty công nghệ hàng đầu phát triển những giải pháp tiên tiến để cải thiện quy trình sản xuất, lắp ráp và tích hợp linh kiện.
Để đáp ứng những yêu cầu đó, hệ thống công nghệ SMT được ứng dụng và dần trở nên quan trọng trong lĩnh vực điện tử ngày nay. Sau đây, KYODO giới thiệu về hệ thống SMT là gì? Những điều về SMT bạn nên biết.
SMT – Surface Mount Technology hay Công nghệ dán bề mặt – là quy trình lắp ráp các linh kiện điện tử trực tiếp lên bề mặt bảng mạch in (PCB) mà không cần các chân dính (leads) như trong công nghệ lắp rời (Through-Hole Technology – THT). Trong quy trình SMT, các linh kiện điện tử nhỏ như vi mạch, bóng IC, điện trở, tụ điện và các linh kiện bề mặt nhỏ khác được đặt lên bề mặt PCB đã được phủ lớp chất dẻo đặc biệt (mặt nạ hàn). Cho phép các linh kiện điện tử nhỏ gọn (Surface Mount Device – SMD) được gắn trực tiếp lên bề mặt PCB, giúp tiết kiệm diện tích và làm cho quá trình sản xuất tự động hóa trở nên hiệu quả hơn.
Công nghệ SMT được phát triển từ những năm 1960, và tập đoàn IBM Hoa Kì là một trong những đơn vị tiên phong sử dụng công nghệ này. Thành phần điện tử cần đến công nghệ SMT thường có kích thước nhỏ và dùng nhiều thành phần tụ điện và điện trở. Phương pháp này có ưu điểm là mức tự động hoá cao, giúp tiết kiệm tối đa chi phí và gia tăng sản lượng vì không yêu cầu quá nhiều nhân công tham gia sản xuất, sau đó các sản phẩm điện tử có thể hoạt động với tốc độ cao và hiệu suất đáng kể hơn so với các sản phẩm truyền thống lắp rời.
PCB là viết tắt của “Printed Circuit Board” – bảng mạch in. PCB là một thành phần quan trọng trong các thiết bị điện tử. Nó là một tấm mạch in được thiết kế để kết nối các linh kiện điện tử với nhau thông qua các đường mạch dẫn điện. PCB thường được làm bằng vật liệu cách điện có tính dẫn điện, chẳng hạn như sợi thủy tinh hoặc sợi cacbon.
PCB có thể được thiết kế và sản xuất theo nhiều kích thước và hình dạng khác nhau đến mức độ tăng dần để linh kiện có thể thích ứng tùy thuộc vào yêu cầu của thiết bị điện tử cụ thể. PCB với công nghệ chế tạo các bo mạch bằng lớp chống hàn, lớp chống ăn mòn để bảo vệ thiết bị khỏi các yếu tố môi trường. Các bảng mạch in được sử dụng trong nhiều ứng dụng, từ điện thoại di động và máy tính cá nhân đến máy chủ và thiết bị y tế.
Lập bản đồ quy trình kinh doanh và tối ưu hóa quy trình làm việc
Việc lập bản đồ quy trình kinh doanh giúp bạn nhận diện những điểm nghẽn và sự thừa thãi trong quy trình làm việc. Bằng cách sử dụng biểu đồ quy trình, bạn có thể hình dung rõ ràng hơn các bước thực hiện, từ đó tìm ra những điểm mạnh và điểm yếu. Tối ưu hóa quy trình sẽ giúp bạn rút ngắn lead time một cách hiệu quả.
Lead time trong sản xuất là gì?
Lead time (hay thời gian cung ứng) là một chỉ số hiệu suất chính (KPI) trong sản xuất, thể hiện khoảng thời gian giữa khi bắt đầu một quy trình và khi kết thúc nó. Ví dụ, đó có thể là thời gian để sản xuất một sản phẩm từ đầu, thời gian xử lý đơn đặt hàng hoặc khoảng thời gian từ khi sản phẩm được vận chuyển đến khi khách hàng nhận được. Lead time được sử dụng trong nhiều ngành khác nhau, từ sản xuất đến quản lý chuỗi cung ứng và quản lý dự án.
Lead time trung bình khác nhau giữa các ngành công nghiệp. Mặc dù có một số điểm tương đồng nhưng lead time sẽ thay đổi dựa trên các quy trình khác nhau. Tuy nhiên, điểm chung của tất cả các ngành là lead time giúp các doanh nghiệp lên kế hoạch công việc và đưa ra thời hạn cho khách hàng hoặc người dùng cuối nhận được sản phẩm. Ngoài ra, so sánh kết quả của các giai đoạn tiền xử lý, xử lý và hậu xử lý cũng có thể giúp xác định các khoảng lãng phí, từ đó cải thiện hiệu quả công việc trong các dự án tiếp theo.
Lead time (Thời gian cung ứng) là yếu tố quan trọng trong quản lý sản xuất và chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, các thành phần của lead time không cố định, có thể thay đổi tùy theo từng ngành. Dưới đây là sáu thành phần chính thường gặp:
Thời gian tiền xử lý (Pre-processing lead time): Còn được gọi là thời gian lập kế hoạch, đây là khoảng thời gian từ khi nhận yêu cầu bổ sung hàng hoặc phát triển dự án cho đến khi hoàn tất đơn đặt hàng. Giai đoạn này bao gồm việc hiểu rõ yêu cầu và lập đơn hàng mua sắm hoặc sản xuất.
Thời gian xử lý (Processing lead time): Xảy ra sau khi nhận đơn hàng, đây là thời gian cần thiết để thu mua hoặc sản xuất sản phẩm.
Thời gian hậu xử lý (Post-processing lead time): Là sự kết hợp của các giai đoạn sau khi sản phẩm đã được sản xuất, bao gồm thời gian lưu kho, vận chuyển và kiểm tra.
Thời gian chờ (Waiting time): Đây là khoảng thời gian chờ đợi giữa lúc thu mua nguyên vật liệu cần thiết và thời điểm bắt đầu sản xuất.
Thời gian lưu trữ (Storage time): Đây là khoảng thời gian sản phẩm hoàn thành được lưu kho trước khi giao hàng.
Thời gian vận chuyển (Transportation time): Là khoảng thời gian vận chuyển sản phẩm từ kho hoặc nhà máy đến tay khách hàng.
Thời gian kiểm tra (Inspection time): Là thời gian sản phẩm được khách hàng xem xét và phê duyệt sau khi nhận hàng, bao gồm cả các quá trình trao đổi để xử lý nếu có vấn đề phát sinh.
Sau khi hiểu các thành phần của lead time, việc tính toán chính xác chỉ số này giúp tối ưu quy trình và quản lý hàng tồn kho. Một phép tính chính xác giúp bạn tránh việc đặt hàng quá nhiều nguyên liệu gây tốn kém không gian lưu trữ, đồng thời đảm bảo đủ hàng hóa để đáp ứng nhu cầu.
Khi tính toán lead time, bạn cần hiểu hai khái niệm sau:
Khi nói đến thời gian cung ứng (lead time), không có cách tính chung áp dụng cho tất cả các trường hợp. Tuy nhiên, có hai công thức phổ biến nhất để tính toán thời gian cung ứng:
1. Công thức lead time đơn hàng:
Lead time (LT) = Ngày giao hàng - Ngày đặt hàng.
Công thức này chỉ cung cấp một cái nhìn tổng quan về thời lượng của một quy trình sản xuất. Do đó, nhiều quản lý dự án sử dụng công thức thời gian cung ứng sản xuất sau để có một cái nhìn chi tiết hơn về các bước diễn ra giữa lúc khách hàng đặt hàng và khi họ nhận được sản phẩm: