Công tác tuyển dụng lao động xuất khẩu lao động (XKLĐ) trên địa bàn một số huyện trong tỉnh đang có nhiều vấn đề cần phải chấn chỉnh.
Trợ cấp xuất khẩu (Export Subsidies)
Theo quy định của WTO, trợ cấp là việc Chính phủ dành cho doanh nghiệp những lợi ích mà trong điều kiện thường doanh nghiệp không thể có được.
Trợ cấp xuất khẩu trong tiếng Anh gọi là Export Subsidies. Đây là những khoản hỗ trợ của Chính phủ (hoặc cơ quan công cộng) cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng xuất khẩu, có tác động làm tăng khả năng xuất khẩu của sản phẩm.
Hiệp định về Trợ cấp và các biện pháp đối kháng (Subsidies and countervailing measures – SCM) coi các trường hợp có trợ cấp là:
- Chính phủ trực tiếp cấp tiền (cấp vốn, cho vay ưu đãi hoặc góp cổ phần)
- Chính phủ bảo lãnh các khoản vay.
- Chính phủ miễn các khoản thu lẽ ra doanh nghiệp phải đóng như các loại thuế, phí.
- Chính phủ cung ứng các loại hàng hóa, dịch vụ hay tiêu thụ hàng hóa giúp một doanh nghiệp nào đó.
Hiệp định SCM chia trợ cấp thành 3 loại:
Trợ cấp đèn đỏ: là loại trợ cấp trực tiếp, bao gồm:
- Chương trình cung ứng tiền liên quan đến thưởng xuất khẩu hoặc cung cấp đầu vào với những điều kiện ưu đãi.
- Miễn thuế trực thu hoặc giảm thuế gián thu đối với sản phẩm xuất khẩu vượt quá mức thuế đánh vào sản phẩm tương tự bán trong nước.
- Hoàn lại quá mức thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu đầu vào sản xuất hàng xuất khẩu.
- Bảo hiểm xuất khẩu với phí bảo hiểm không đủ trang trải chi phí dài hạn của chương trình bảo hiểm (phí mua bảo hiểm hàng xuất khẩu quá nhỏ so với mức cần thiết được qui định)
- Lãi suất tín dụng xuất khẩu thấp hơn lãi suất đi vay của Chính phủ.
Tất cả các trường hợp trên đều coi như trợ cấp ở dạng đèn đỏ (trợ cấp trực tiếp) và bị cấm sử dụng. Nếu chứng minh được hàng xuất khẩu đã hưởng một trong các loại trợ cấp trên, nước nhập khẩu được phép dùng các biện pháp đối kháng trừng phạt.
Trợ cấp đèn vàng: là loại trợ cấp mang tính đặc thù, không phổ biến, đối tượng nhận trợ cấp được giới hạn trong phạm vi: một doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp; một lình vực công nghiệp hay một nhóm ngành công nghiệp; một khu vực địa lí được qui định rõ nằm trong phạm vi quyền hạn của cơ quan thẩm quyền cấp phép (ví dụ, trợ cấp cho khu vực lũ lụt).
Trợ cấp loại này được thực hiện, nhưng chỉ dừng ở mức "không gây tác động bất lợi cho các nước thành viên". Các tác động bất lợi bao gồm: ảnh hưởng nghiêm trọng tới ngành sản xuất của nước nhập khẩu (gây thất nghiệp, sản xuất giảm sút …); làm vô hiệu hóa và suy yếu các ưu đãi thuế quan đã đạt được trong đàm phán thương mại; làm tổn thất đến quyền lợi nước khác.
Trợ cấp đèn xanh là loại trợ cấp được thực hiện mà không bị khiếu kiện, bao gồm:
- Hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu phát triển công nghệ do công ty tiến hành
- Trợ cấp nhằm điều chỉnh những phương tiện sản xuất thích nghi với những đòi hỏi về môi trường, miễn là trợ cấp một lần và giới hạn ở mức 20% chi phí cho việc thích nghi đó (ví dụ nâng cấp cơ sở hạ tầng)
- Hỗ trợ những ngành sản xuất nằm trong các vùng khó khăn
Tác động của trợ cấp xuất khẩu đối với quốc gia thực hiện trợ cấp
- Giúp nhà xuất khẩu vượt qua khó khăn để thâm nhập và đứng vững trên thị trường quốc tế.
- Góp phần điều chỉnh cơ cấu ngành, cơ cấu vùng
- Được sử dụng như một công cụ "mặc cả" trong đàm phán quốc tế
- Chính phủ bỏ tiền chi cho trợ cấp tuy nhiên lợi ích thuộc về các nhà sản xuất khinh doanh hàng xuất khẩu.
- Mức cung ở thị trường nội địa giảm do mở rộng quy mô xuất khẩu, giá cả thị trường nội địa tăng lên.
- Nếu trợ cấp lâu dài gây ra "sức ì" cho các nhà sản xuất kinh doanh trong nước; đồng thời có thể gây ra phản ứng từ phía nước nhập khẩu và nước có cùng mặt hàng xuất khẩu.(Nguồn Giáo trình Kinh tế quốc tế, NXB Tài chính)
Trải qua hơn một thập kỷ hình thành và phát triển (từ tháng 04/2008), Công ty Cổ phần Đầu tư và Quản lý Tài sản Á Châu (ASHICO) đã không ngừng nỗ lực, kiện toàn để đạt được những thành tựu lớn, trở thành một trong những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng hải, dịch vụ dầu khí, cung ứng thuyền viên chuyên nghiệp tại Việt Nam.
Trên cơ sở kinh nghiệm và tiềm lực đã tạo dựng, với mong muốn được chia sẻ lợi ích cùng cộng đồng, mang lại nhiều cơ hội việc làm tốt, nâng cao kiến thức, kỹ năng và tinh thần làm việc cho người lao động Việt Nam, Công ty ASHICO đã và đang tập trung nguồn lực để phát triển dịch vụ xuất khẩu lao động, hướng tới thị trường Nhật Bản.
Với những trải nghiệm quý báu, học hỏi được nhiều trong suốt quá trình hợp tác trước đó với các đối tác Nhật Bản ở nhiều dự án như: xây dựng cầu, bến cảng, vận chuyển hàng hóa, cung ứng thuyền viên...ASHICO thêm vững tin với định hướng mới. Chúng tôi sẽ là cầu nối tốt để mang lại Giá Trị Hai Chiều tối đa cho cả Doanh nghiệp Nhật Bản và Người Lao Động Việt Nam.
Để thực hiện đúng định hướng và hiện thực hóa mong muốn mạnh mẽ đó, Chúng tôi cam kết sẽ là cầu nối đưa Người lao động Việt Nam có Tay nghề giỏi - Ý thức kỷ luật tốt - Tinh thần học hỏi cầu thị đến với các Doanh nghiệp Nhật Bản với Chi phí thấp nhất - Chính sách ưu đãi nhất - Thủ tục rõ ràng, minh bạch nhất.
Trong chặng đường sắp tới, ASHICO mong muốn nhận được sự hợp tác, ủng hộ và đồng hành của Quý Khách hàng, Người lao động và các cơ quan hữu quan để hoàn thành tốt sứ mệnh của mình, góp phần đem lại những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng và xã hội.