Kho là khu vực quan trọng trong chuỗi vận hành sản xuất của doanh nghiệp, nơi đây vừa trung chuyển hàng hóa trong ngoài, vừa bảo quản nguyên vật liệu, vừa lưu trữ thành phẩm… Tầm ảnh hưởng lớn nên vai trò của Quản lý kho rất được đề cao trong tổ chức. Mô tả công việc Quản lý kho (Warehouse Manager) ra sao, quyền lợi thế nào, cơ hội và thách thức ứng tuyển… tất cả sẽ được Ms. Uptalent gửi đến bạn trong bài viết này. MỤC LỤC: 1- Quản Lý Kho là gì? 2- Mô tả công việc Quản Lý Kho 3- Yêu cầu tuyển dụng vị trí Quản Lý Kho 4- Mức lương Quản Lý Khocó cao không? 5- Cơ hội nghề nghiệp cho vị trí Quản Lý Kho
Kinh nghiệm quản lý spa hiệu quả
Để hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy đến và đạt mục tiêu doanh thu, nhanh chóng thu hồi vốn, nhà quản lý spa cần học hỏi kinh nghiệm sẵn có từ người đi trước. Đặc thù của kinh doanh spa là bỏ ra nguồn chi phí lớn cho trang thiết bị, máy móc hiện đại, nguồn nhân lực kỹ thuật viên giỏi tay nghề… nên việc quản lý spa hiệu quả để tối ưu kinh phí là bài toán không hề đơn giản chút nào. Dưới đây là một số kinh nghiệm trong quản lý spa giúp bạn có thể định hướng phát triển và vận hành spa đúng cách.
Tối ưu hệ thống bảo vệ an toàn kho
Định kỳ kiểm tra hệ thống phòng cháy chữa cháy, phòng lạnh, tản nhiệt, camera giám sát…, kịp thời phát hiện những nguy cơ mất an toàn, chấn chỉnh ngay lập tức
Áp dụng tiêu chuẩn bảo đảm an toàn cho người lao động gồm đồ bảo hộ, khoảng cách di chuyển giữa các dãy hàng
Cập nhật liên tục các tiêu chuẩn bảo quản đặc thù dành cho từng chủng loại hàng hóa xuất nhập kho, bố trí không gian phù hợp, trang bị hệ thống tương thích
Tham mưu cải tiến quy trình vận hành kho
Giám sát quy trình làm việc, nghiên cứu cách thức giải quyết những vấn đề gây giảm hiệu suất
Tham mưu cho ban lãnh đạo những giải pháp quản lý kho hiện đại, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất
Theo dõi sát xao lượng hàng tồn kho, đề xuất phương án xử lý
Tổng hợp dữ liệu, thiết lập báo cáo kết quả vận hành kho và trực tiếp báo cáo trước ban lãnh đạo.
- Mức lương Quản Lý Kho có cao không?
Mức lương quản lý kho trên thị trường có sự chênh lệch vì khi thỏa thuận lương, ứng viên và nhà tuyển dụng sẽ căn cứ vào nhiều yếu tố như:
Mặt hàng và giá trị mặt hàng lưu trữ trong kho
Tần suất cao điểm lưu trữ, xuất nhập hàng hóa theo đặc thù ngành
Kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn của ứng viên …
Theo khảo sát từ trang tuyển dụng uy tín CareerViet, mức lương trung bình của quản lý kho kinh nghiệm từ 1 – 4 năm ở những doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ sẽ dao động 8,4 – 13,3 triệu đồng / tháng.
Ở những doanh nghiệp quy mô lớn, hoặc những đơn vị dịch vụ chuyên cho thuê kho bãi, mức lương trung bình sẽ cao hơn, tối đa có thể đạt 30 triệu đồng / tháng nhưng bù lại, khối lượng công việc và phạm vi trách nhiệm cũng sẽ áp lực hơn.
Ngoài lương cứng, tùy theo chính sách doanh nghiệp, quản lý kho có thể có thêm một số phụ cấp khác:
- Cơ hội nghề nghiệp cho vị trí Quản Lý Kho
Hòa cùng sự phát triển của ngành Logistics, vai trò của nhân sự đảm nhận Quản lý kho ngày càng được chú trọng. Ngoài hệ thống các nhà máy, doanh nghiệp sản xuất hàng hóa, thì những đơn vị dịch vụ Logistics, đơn vị cho thuê kho bãi, đơn vị dịch vụ vận tải, đơn vị dịch vụ phân phối hàng tiêu dùng… Tất cả đều xuất hiện nhu cầu tuyển dụng Quản lý kho.
Trước đây cơ hội này chỉ ưu tiên cho phái Nam nhưng với sự hỗ trợ từ công nghệ quản lý thông minh, cùng với yêu cầu cao về năng lực quản lý, các ứng viên Nữ đã giành lại vị thế cân bằng trong hành trình cạnh tranh ứng tuyển.
Để tiếp cận nhanh và đa dạng những cơ hội việc làm, ứng viên nên khai thác tin tuyển dụng thông qua hệ thống trang web tuyển dụng trực tuyến (HRchannels, Vietnamworks, CareerViet, TopCV, Timvieclam…) hoặc theo dõi mục “Tuyển dụng” trên trang web của doanh nghiệp. Ngoài tên gọi Quản lý kho, bạn có thể tìm theo nhiều chức danh khác như:
Giám đốc kho (Warehouse Director)
Trưởng phòng kho (Warehouse Supervisor)
Quản lý Logistics (Logistics Manager)
Quản lý kho vận (Distribution Center Manager)
Quản lý chuỗi cung ứng (Supply Chain Manager)
Quản lý điều hành kho (Operations Manager - Warehouse)
Mô tả công việc Quản lý kho (Warehouse Manager) yêu cầu cao khả năng bao quát mọi vấn đề từ vĩ mô như quy trình vận hành kho đến vi mô như hệ thống phòng cháy chữa cháy, bố trí không gian lưu trữ. Do đó, Ms. Uptalent luôn đề cao tố chất cẩn thận, tỉ mỉ nơi ứng viên, dù ở vị trí quản lý, chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ là điều quan trọng nhưng tố chất cá nhân vẫn là yếu tố quan trọng để nhà tuyển dụng đưa ra quyết định.
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080 Email: [email protected] / [email protected] Website: https://hrchannels.com/ Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
HRchannels là nền tảng tuyển dụng và thu hút nhân sự cấp cao hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 16 năm kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao. Chúng tôi là công ty headhunter hàng đầu ở Việt Nam.
Trung bình sẽ mất khoảng 5 – 6 năm để từ một kỹ thuật viên spa chuyên nghiệp thăng tiến lên vị trí quản lý spa. Vậy công việc của một quản lý spa là gì? Để quản lý spa hiệu quả, cần lưu ý những yếu tố nào? Hãy cùng Chăm Sóc Sắc Đẹp Á Âu đi tìm lời đáp trong bài viết sau đây nhé.
Quản lý spa hiệu quả là khi tạo nên guồng làm việc trôi chảy, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các nhân viên, khiến khách hàng hài lòng với trải nghiệm có được, sẵn sàng quay trở lại, đảm bảo doanh thu và góp phần tạo nên thương hiện spa đứng vững trên thị trường. Để có thể trở thành quản lý spa chuyên nghiệp trong tương lai, bạn cần nắm rõ mô tả công việc của chức danh này và lắng nghe những chia sẻ kinh nghiệm trong cách vận hành spa.
Quản lý spa là vị trí đầu tàu, đòi hỏi cả “tâm” và “tầm” (Nguồn ảnh: Internet)
Với bản mô tả công việc quản lý spa nêu trên, theo thông tin từ chuyên trang tuyển dụng JobsGO, mức lương cho vị trí này có thể chạm ngưỡng 18 triệu đồng/tháng (tùy theo vị trí và quy mô spa, năng lực và kinh nghiệm của ứng viên…).
Hạng mục công việc của quản lý spa liên quan đến mọi hoạt động diễn ra trong ngày tại spa (Nguồn ảnh: Internet)
Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp
Ở bất kỳ môi trường nào, nhân viên cũng mong muốn làm việc trong sự chuyên nghiệp với tâm thế thoải mái để mỗi ngày đi làm đều có ý nghĩa và mang lại nhiều giá trị hơn. Là quản lý spa, bạn cần xây dựng bộ quy tắc ứng xử chi tiết, rõ ràng giữa cấp trên và cấp dưới, giữa nhân viên với nhau, giữa nhân viên với khách hàng để tạo nên môi trường làm việc thân thiện, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, cùng chế độ thưởng – phạt minh bạch, công bằng để nhân viên an tâm gắn bó lâu dài và làm việc hết mình.
Học cách xử lý tình huống phát sinh
Trong quá trình quản lý spa, không hiếm xảy ra những tình huống không hề mong đợi, làm các nhà quản lý phải đau đầu xử trí, ví dụ như khách bị dị ứng với mỹ phẩm, khách không hài lòng với dịch vụ và đòi lại tiền, khách bị chảy máu khi thực hiện quy trình trị liệu… Đây là những rủi ro gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và thương hiệu spa.
Muốn trở thành nhà quản lý giỏi, bạn phải học cách ứng biến tốt với những sự cố trên, bao gồm trang bị kiến thức để giải quyết nhanh chóng mà vẫn đảm bảo an toàn cho khách hàng, tránh khiến khách bị hoảng loạn; gửi lời xin lỗi chân thành và thương lượng với khách hàng để đền bù tổn thất hợp lý…
Quá trình trị liệu có thể xảy ra một số phản ứng không mong muốn trên cơ thể khách (Nguồn ảnh: Internet)
Kỹ năng ứng biến nhanh chóng sẽ có được khi bạn đã từng kinh qua trường hợp đó để đúc kết kinh nghiệm hoặc tham gia các lớp đào tạo sơ cứu, lớp kỹ năng xử lý tình huống trong các khóa quản lý spa chuyên nghiệp… Bên cạnh đó, đừng quên bảo đảm tay nghề chuyên môn của kỹ thuật viên đạt mức chuẩn nhất để hạn chế rủi ro không đáng có xảy đến cho khách hàng.
Trên đây là bản mô tả công việc quản lý spa và một số chia sẻ kinh nghiệm quản lý spa. Sẽ còn rất nhiều lời khuyên khác về quản trị nhân sự, xây dựng ngân sách, quản lý chất lượng… trong những bài viết tiếp theo từ Chăm Sóc Sắc Đẹp Á Âu. Hãy cùng đón đọc nhé!