Học sinh trúng tuyển đạt mức điểm cao sẽ được xem xét: Số suất học bổng: 10% chỉ tiêu từng ngành (Tỷ lệ % học bổng toàn phần và bán phần sẽ do Hội đồng tuyển sinh quyết định).
ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
Trường Quốc tế - ĐHQG Hà Nội (VNU – International School - VNU-IS), là một đơn vị đào tạo với bản sắc, giá trị riêng trong ĐHQGHN, là nơi kết nối Đông – Tây, thu hút các chuyên gia, nhà khoa học uy tín, sinh viên viên giỏi đến học tập và nghiên cứu, qua đó đóng góp giá trị cho xã hội và cộng đồng.
- Lịch sử hình thành: Tiền thân là Khoa Quốc tế trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội với 20 hình thành và phát triển, Trường Quốc tế được thành lập theo Quyết định số 3868/QĐ-ĐHQGHN ngày 01/12/2021 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Sứ mệnh: Trường Quốc tế có sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong nước và quốc tế trên cơ sở áp dụng sáng tạo các thành tựu giáo dục, khoa học và công nghệ tiên tiến vào môi trường văn hóa Việt Nam, thực hiện đào tạo toàn bộ các chương trình bằng ngoại ngữ. Sứ mệnh đó hiện đang được thực hiện theo 3 trụ cột:
- Sáng tạo tri thức mới, chuyển giao tri thức, kỹ năng cho người học và phụng sự xã hội, đóng góp cho sự phát triển của đất nước;
- Hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ do ĐHQGHN giao;
Theo đó, tổng chỉ tiêu tuyển sinh đại học chính quy năm 2024 Trường Quốc tế - ĐHQG Hà Nội tuyển sinh 1.500 chỉ tiêu tuyển sinh đại học chính quy do ĐHQGHN cấp bằng; 220 chỉ tiêu đại học chính quy do đối tác nước ngoài cấp bằng. Các ngành đào tạo năm 2024 bao gồm: 10 ngành do ĐHQGHN cấp và 2 ngành do ĐHQGHN và đối tác nước ngoài cùng cấp bằng (song bằng) với 220 chỉ tiêu.
Theo đó, tổng chỉ tiêu tuyển sinh đại học chính quy năm 2024 Trường Quốc tế - ĐHQG Hà Nội tuyển sinh 1.500 chỉ tiêu cho 12 ngành đào tạo trong 15 ngành trường được cấp phép đào tạo.
Các ngành đào tạo năm 2024 bao gồm: 10 ngành do ĐHQGHN cấp và 2 ngành do ĐHQGHN và đối tác nước ngoài cùng cấp bằng (song bằng). Chỉ tiêu của Trường được phân bổ 1.500 chỉ tiêu tuyển sinh đại học chính quy do ĐHQGHN cấp bằng; trong đó, có 220 chỉ tiêu đại học chính quy do đối tác nước ngoài cấp bằng.
Điểm môn chính nhân hệ số 2. Đối với tất cả các tổ hợp xét tuyển, thí sinh phải đạt điểm thi tốt nghiệp THPT (năm 2024) môn Ngoại ngữ (tiếng Anh/tiếng Pháp/tiếng Nhật) tối thiểu 6 điểm (theo thang điểm 10), trừ đối tượng được miễn thi môn này.
Xem thêm
Các phương thức xét tuyển vào Trường Quốc tế – ĐHQGHN năm 2024: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển; Kết quả kì thi tốt nghiệp THPT; Sử dụng kết quả ĐGNL do ĐHQGHN tổ chức; Xét tuyển chứng chỉ tiếng Anh quốc tế kết hợp; Xét tuyển các phương thức khác.
Năm 2024, Trường Quốc tế – ĐHQGHN thực hiện tuyển sinh theo phương thức xét tuyển, cụ thể như sau:
- Phương thức 1: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) và quy định của ĐHQGHN;
- Phương thức 2: Dựa kết quả kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024;
- Phương thức 3: Sử dụng kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực (ĐGNL) do ĐHQGHN tổ chức;
- Phương thức 4: Xét tuyển chứng chỉ tiếng Anh quốc tế kết hợp: (1) Kết quả học tập bậc THPT và phỏng vấn; (2) Kết quả kỳ thi ĐGNL của ĐHQGHN; (3) Kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024;
- Phương thức 5: Xét tuyển các phương thức khác:
+ Dựa theo kết quả thi ĐGNL của ĐHQG-HCM;
+ Kết quả các chứng chỉ quốc tế, kết quả các kì thi chuẩn hóa, bao gồm: (1) Chứng chỉ quốc tế của Trung tâm Khảo thí Đại học Cambridge, Anh (A-Level); (2) Kết quả kì thi chuẩn hóa SAT (Scholastic Assessment Test, Hoa Kỳ).
+ Xét tuyển thí sinh quốc tế đáp ứng các yêu cầu theo quy định của ĐHQGHN và Bộ GD&ĐT.
Xem thêm
Năm 2024, Trường Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội công bố mức học phí các ngành đào tạo đại học do ĐHQGHN cấp bằng dao động từ 35.250.000 VNĐ/học kỳ - 50.600.000 VNĐ/học kỳ. Hàng năm, nhà trường cấp nhiều suất học bổng có giá trị cho học sinh THPT đạt kết quả cao trong kì thi tuyển sinh đại học và sinh viên có thành tích tốt trong thời gian học tập và rèn luyện tại Trường.
Năm 2024, mức học phí Trường Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội cho các ngành đào tạo như sau:
- Học phí các ngành đào tạo đại học do ĐHQGHN cấp bằng dao động từ 35.250.000 VNĐ/học kỳ - 50.600.000 VNĐ/học kỳ.
- Học phí các ngành đào tạo do ĐHQGHN và trường đối tác cùng cấp bằng không thay đổi trong suốt 4 năm học dao động từ: 322.000.000 VNĐ/học kỳ - 450.800.000 VNĐ/học kỳ.
Học phí của chương trình là 11.165.000 VNĐ/1 sinh viên/1 cấp độ.
Nhằm đào tạo nhân tài, thu hút học sinh giỏi, khuyến khích phong trào học tập và rèn luyện của sinh viên, Trường Quốc tế – Đại học Quốc gia Hà Nội hàng năm dành hơn vài tỷ đồng để cấp nhiều suất học bổng có giá trị cho học sinh THPT đạt kết quả cao trong kì thi tuyển sinh đại học và sinh viên có thành tích tốt trong thời gian học tập và rèn luyện tại Khoa Quốc tế. Với một hệ thống chính sách học bổng đa dạng về hình thức, phong phú loại hình học bổng. Ngoài các học bổng chung cho sinh viên Trường Quốc tế, các sinh viên quốc tế cũng có cơ hội được nhận những học bổng dành riêng cho sinh viên người nước ngoài.
Một số loại hình học bổng dành cho sinh viên Trường Quốc tế:
- Học bổng ngắn hạn
- Học bổng dài hạn
- Học bổng doanh nghiệp
- Học bổng ngoài ngân sách
Xem thêm
Trường Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội có hơn 160 giảng viên, cán bộ cơ hữu, tỷ lệ cán bộ khoa học có trình độ tiến sĩ chiếm trên 60% (100% giảng viên chuyên ngành đều tốt nghiệp tại nước ngoài). Ngoài ra, Trường có đội ngũ giảng viên nước ngoài thuộc các trường đối tác quốc tế và giảng viên thỉnh giảng từ các cơ sở giáo dục đại học, nghiên cứu trong nước tham gia giảng dạy với số lượng trên 150 người/năm.
Hiện nay, Trường Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội có hơn 160 giảng viên, cán bộ cơ hữu, tỷ lệ cán bộ khoa học có trình độ tiến sĩ chiếm trên 60% (100% giảng viên chuyên ngành đều tốt nghiệp tại nước ngoài). Bên cạnh đó, Trường có đội ngũ giảng viên nước ngoài thuộc các trường đối tác quốc tế và giảng viên thỉnh giảng từ các cơ sở giáo dục đại học, nghiên cứu trong nước tham gia giảng dạy với số lượng trên 150 người/năm.
Trường Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội trong giai đoạn tới hướng đến thực hiện sứ mệnh của một trường đại học và sứ mệnh của một đơn vị trực thuộc do ĐHQGHN giao là đào tạo chất lượng cao, phát triển nghiên cứu khoa học với việc thu hút các nhà khoa học tên tuổi trong cộng đồng khoa học chuyên ngành, chuyển giao công nghệ, đổi mới sáng tạo; thực hiện tự chủ về tài chính; tăng cường trao đổi sinh viên quốc tế, trao đổi tín chỉ; phát triển về các ngành đào tạo kỹ thuật công nghệ mũi nhọn, đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; chuyển đổi số và ứng dụng toàn diện công nghệ thông tin trong quản trị đại học và giảng dạy, học tập; triển khai xây dựng con người sinh viên và văn hóa Trường Quốc tế đặc sắc.
Xem thêm
Toàn bộ phòng của 3 KTX Trường Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đều khép kín, điện nước đảm bảo 24/24. Mỗi phòng ở trang bị đầy đủ các trang thiết bị cần thiết. Với mức lệ phí dao động từ 140.000đ- 250.000đ/ tháng/ sinh viên. Hệ thống hơn 20 CLB sinh viên năng động, nhiệt huyết, phát huy mọi thế mạnh sinh viên Trường Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội như: CLB Tài Chính Kế Toán - FASIS, CLB Hỗ trợ học tập & phát triển kỹ năng mềm – iSupport, CLB Âm nhạc – iSHUFFLE, CLB Nhảy hiện đại – iSteps, ….
Ký túc xá Trường Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội toàn bộ phòng đều khép kín, điện nước đảm bảo 24/24. Trong phòng ở trang bị đầy đủ các trang thiết bị cần thiết. Trong mỗi phòng sẽ có giường tầng, kệ để sách, và có cả điều hòa nhiệt độ. Đảm bảo sự tiện nghi và thoải mái cho các bạn sinh viên khi sinh hoạt và học tập với mức lệ phí dao động từ 140.000đ- 250.000đ/ tháng/ sinh viên (Từ phòng chuẩn đến phòng điều hòa).
Bản sắc #ISers được thể hiện rõ nhất ở hệ thống hơn 20 CLB sinh viên năng động, nhiệt huyết, phát huy mọi thế mạnh của sinh viên Trường Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội như: CLB Tài Chính Kế Toán - FASIS, CLB Hỗ trợ học tập & phát triển kỹ năng mềm – iSupport, CLB Âm nhạc – iSHUFFLE, CLB Nhảy hiện đại – iSteps, ….
Xem thêm
Thư viện Trường Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội có 15.549 bản/7.856 đầu ấn phẩm thuộc 5 ngôn ngữ về các lĩnh vực như: Khoa học tự nhiên, Khoa học kỹ thuật-công nghệ, …. Với ứng dụng phần mềm quản trị thư viện vào các khâu nghiệp vụ như: bổ sung, biên mục, mượn, trả, gia hạn tài liệu, …đơn giản. Nhờ cải thiện không gian đẹp, thân thiện thư viện không chỉ còn là nơi lưu trữ tài liệu, mà được xem như “lớp học mở rộng” thu hút sinh viên đến tự học và trao đổi các vấn đề học thuật sau giờ học.
Thư viện Trường Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội có 15.549 bản/7.856 đầu ấn phẩm thuộc 5 ngôn ngữ về các lĩnh vực như: Khoa học tự nhiên, Khoa học kỹ thuật và công nghệ, Khoa học quản lý, Khoa học xã hội, Kinh tế học (quản trị, tài chính, kế toán, marketing), … và các loại hình tài liệu khác như tài liệu nội sinh (khoá luận, luận văn, công trình nghiên cứu khoa học), báo, tạp chí, tài liệu tra cứu, tài nguyên số. Trường Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đảm bảo 100% học phần được trang bị đầy đủ sách giáo trình bao gồm bộ tài liệu giảng dạy kèm theo (powerpoint slide, solution manual, test bank,...) và mỗi học phần được trang bị từ 3 đến 4 đầu sách tham khảo giúp người học mở rộng thêm kiến thức chuyên ngành. Đặc biệt, Thư viện cũng đã xây dựng 05 tủ sách: “Tủ sách Tâm hồn”, “Tủ sách truyện nâng cao tiếng Anh”, “Tủ sách Kỹ năng sống”, “Tủ sách CPA” và “Tủ sách điện tử VNU-IS” hợp tác với Waka giúp các em nâng cao các kỹ năng mềm trong cuộc sống cũng như nâng cao kỹ năng học ngoại ngữ.
Thư viện Trường Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội ứng dụng phần mềm quản trị thư viện vào các khâu nghiệp vụ như: bổ sung, biên mục, mượn, trả, gia hạn tài liệu… vì vậy tất cả các quy trình, thủ tục đều nhanh gọn, chính xác và hiệu quả.
Nhờ cải thiện không gian đẹp và thân thiện, Thư viện Trường Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội không chỉ còn là nơi lưu trữ tài liệu, mà được xem như “lớp học mở rộng” thu hút sinh viên đến tự học, tự nghiên cứu và trao đổi các vấn đề học thuật sau mỗi giờ lên lớp.
Xem thêm
CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
– Hiểu rõ các nội dung cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin, đường lối chính trị quân sự quốc phòng an ninh của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kì đổi mới, tư tưởng, đạo đức, giá trị văn hóa Hồ Chí Minh; có kiến thức giáo dục thể chất để đảmbảo được một sức khỏe tốt.
1.2. Kiến thức theo lĩnh vực
– Hiểu biết kiến thứccơ bảntrong các lĩnh vực toán học lập trình cơ bản, xã hội học, tâm lí học, làm nền tảng cho việc nghiên cứu các học phần chuyên ngành và các vấn đề phân tích dữ liệu và kinh doanh trong thực tế làm việc.
1.3. Kiến thức của khối ngành
– Tận dụng đượccác học thuyết và qui luật kinh tế, cách thức vận hành của thị trường, vai trò tác động của chính phủ đối với nền kinh tế để phân tích, ra quyết định kinh doanh, đầu tư;
– Tổng hợp những kiến thức cơ bản về tổ chức quản lí kinh doanh, phân tích dữ liệu doanh nghiệp.
1.4. Kiến thức của nhóm ngành
– Triển khai lập kế hoạch, tổ chức giám sát các quá trình quản trị hoạt động, các hệ thống thông tin trong tổ chức, các phương pháp định lượng trong quản lí, cơ sở dữ liệu trong phân tích kinh doanh, giám sát an toàn thông tin;
– Vận dụng các khái niệm đạo đức trong kinh doanh, các qui định của pháp luật về trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng, quyền sở hữu trí tuệ, quản trị dự án…
– Phân tích dữ liệu và mô hình hoá các bài toán dựa trên công cụ toán học thống kê và tối ưu hoá;
– Đánh giá dữ liệu trợ giúp quyết định bằng việc sử dụng được các công cụ tin học nói chung và khoa học máy tính nói riêng;
– Nhận dạng các vấn đề cốt lõi trong kinh doanh, kinh tế;
– Xây dựng các nội dung bổ trợ cho phân tích dữ liệu kinh doanh như các phương pháp luận nghiên cứu, xây dựng đội ngũ…
2.1.1. Các kĩ năng nghề nghiệp
– Sinh viên được cung cấp kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm cần thiết để có đủ năng lực làm việc trong lĩnh vực Phân tíchdữliệuvà kinh doanh, bao gồm: Kiến thức chuyên ngành phân tích dữ liệu kinh doanh để nghiên cứu, thiết kế và thực hiện các dự án phân tích dữ liệu lớn trong doanh nghiệp; Kĩ năng phân tích dữ liệu kinh doanh, dự báo và đánh giá các tình huống kinh doanh phức tạp để đưa ra các giải pháp tối ưu; Kĩ năng sử dụng công nghệ phân tích kinh doanh độc lập hoăc theo nhóm để thu thập thông tin, phân tích dữ liệu kinh doanh quy mô lớn và báo cáo kết quả; Kĩ năng giao tiếp, truyền đạt kiến thức và các giải pháp cho các tình huống kinh doanh có yêu cầu phức tạp; Khả năng làm việc độc lập, khả năng thích ứng và làm việc có trách nhiệm của một chuyên gia phân tích dữ liệu chuyên nghiệp trong môi trường kinh doanh quốc tế; Khả năng hợp tác làm việc theo nhóm để xây dựng và chia sẻ các giải pháp phân tích kinh doanh tích hợp đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp; và đặc biệt là kĩ năng sử dụng tiếng Anh thành thạo phục vụ công việc trong môi trường công nghệ cao và hội nhập kinh tế.
2.1.2. Khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề
– Sinh viên tốt nghiệp có năng lực phân tích và nhận diện vấn đề; tìm kiếm và phân tích thông tin một cách khoa học để đưa ra các giải pháp, kiến nghị phù hợp giải quyết vấn đề; có năng lực tư duy và lập luận logic, khoa học trong việc giải quyết các vấn đề chuyên môn nghiệp vụ.
2.1.3. Khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức
– Sinh viên có khả năng tự học, tự tìm tòi, nghiên cứu và khám phá kiến thức mới; có cách nhìn phản biện, phê phán với các kiến thức hiện tại; chủ động trong việc ứng dụng kiến thức mới, công nghệ mới vào công việc; khả năng thích ứng cao với môi trường hoạt động.
2.1.4. Khả năng tư duy theo hệ thống
– Sinh viên tốt nghiệp có khả năng phân tích vấn đề một cách logic, có so sánh, đối chiếu với các vấn đề khác, các yếu tố khác của hệ thống; có khả năng nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau và phân tích vấn đề trong mối tương quan với các yếu tố khác trong hệ thống, có khả năng tư duy giải quyết vấn đề một cách hệ thống: hình thành ý tưởng, thiết kế, vận hành và triển khai.
2.1.5. Bối cảnh xã hội và ngoại cảnh
– Sinh viên tốt nghiệp có khả năng nhận diện các yếu tố tác động từ bên ngoài để hiểu bối cảnh hoạt động; đánh giá các tác động của các yếu tố đó đến cơ sở hoạt động và ngành nghề; từ đó thích nghi với sự thay đổi của ngoại cảnh và chủ động trước những biến động của bối cảnh xã hội. Sinh viên cũng hiểu được ảnh hưởng của ngành nghề đến xã hội và các yêu cầu của xã hội về ngành nghề, hiểu được các ràng buộc đến từ văn hóa dân tộc, bối cảnh lịch sử, các giá trị thời đại và bối cảnh toàn cầu đối với nghề nghiệp của mình.
– Sinh viên tốt nghiệp nắm được các kĩ năng phân tích, đánh giá tổ chức nơi mình làm việc trên các phương diện như văn hoá tổ chức, chiến lược phát triển của tổ chức, mục tiêu, kế hoạch của tổ chức, mối quan hệ giữa cấu trúc của tổ chức và cấu trúc của hệ thống thông tin quản lí, quan hệ giữa đơn vị với công việc đảm nhận để đáp ứng tốt hơn yêu cầu công việc và làm việc thành công trong đơn vị.
2.1.7. Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn
– Sinh viên tốt nghiệp có khả năng vận dụng linh hoạt và phù hợp kiến thức, kĩ năng được đào tạo với thực tiễn nghề nghiệp, khả năng làm chủ khoa học kĩ thuật và công nghệ mới, khả năng phát hiện và xây dựng các giải pháp công nghệ và quản lí giải quyết hợp lí các vấn đề trong nghề nghiệp.
2.1.8. Năng lực sáng tạo, phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp
– Sinh viên tốt nghiệp có khả năng nghiên cứu, cải tiến, đổi mới, sáng chế, phát minh sáng tạo trong hoạt động nghề nghiệp, có khả năng quản trị và dẫn dắt thay đổi – đổi mới, cập nhật và dự đoán xu thế phát triển ngành nghề và khả năng làm chủ khoa học kĩ thuật và công cụ lao động mới.
– Sinh viên tốt nghiệp có kĩ năng hiệu quả về học và tự học; quản lí thời gian và tự chủ trong học tập và trong công việc; chủ động nhận diện, phân tích và thích ứng với sự phức tạp của thực tế; kĩ năng quan sát và học hỏi từ thực tiễn, từ kinh nghiệm của những cá nhân khác để học tập suốt đời.
– Sinh viên làm chủ được kĩ năng tổ chức làm việc nhóm như hình thành nhóm, hoạch định hoạt động nhóm, lãnh đạo và tạo động lực cho nhóm, duy trì hoạt động nhóm, phát triển nhóm và các kĩ năng làm việc trong nội bộ nhóm và với các nhóm khác.
– Sinh viên tốt nghiệp thu nhận được các kĩ năng phù hợp về quản lí và lãnh đạo như lập mục tiêu hoạt động, phân công nhiệm vụ trong đơn vị, hướng dẫn hoạt động, tạo động lực cho từng cá nhân, kiểm soát và đánh giá hoạt động của đơn vị; khả năng đàm phán, thuyết phục và ra quyết định trên nền tảng có trách nhiệm với xã hội và tuân theo luật pháp.
– Sinh viên tốt nghiệp có khả năng giao tiếp truyền đạt các vấn đề các giải pháp tới người khác tại nơi làm việc; biết cách phổ biến các kiến thức chuyên môn hay cho đồng nghiệp bằng hình thức thuyết trình hoặc trình bày văn bản.
2.2.5. Kĩ năng giao tiếp sử dụng ngoại ngữ
– Sinh viên tốt nghiệp sử dụng thành thạo tiếng Anh cho công việc với trình độ tương đương ít nhất bậc 4 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
2.2.6. Các kĩ năng bổ trợ khác
– Sinh viên tốt nghiệp có khả năng nhất định trong việc dẫn dắt làm chủ tạo ra việclàm cho bản thân và cho những người xung quanh;
– Sinh viên tốt nghiệp có khả năng phê và tự phê, biết tư duy phản biện, có thể xây dựng các giải pháp khác nhau cho những vấn đề phát sinh trong điều kiện môi trường làm việc thay đổi;
– Sau mỗi nhiệm vụ, sinh viên tốt nghiệp có khả năng đánh giá được chất lượng công việc của mình hoặc của nhóm đã làm, biết cách phân tích kết quả thực hiện từ đó rút kinh nghiệm hoặc phát huy cho các nhiệm vụ tiếp theo;
– Sinh viên tốt nghiệp sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng. Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp có thể sử dụng một vài phần mềm phân tích dữ liệu thông dụng và một ngôn ngữ lập trình cơ bản.
Sinh viên tốt nghiệp có khả năng sau đây:
– Làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong điều kiện thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;
– Hướng dẫn giám sát người khác trong việc phân tích dữ liệu và kinh doanh;
– Tự phê, tự định hướng, tự rút kinh nghiệm và có thể bảo vệ được quan điểm ý kiến cá nhân;
– Lập kế hoạch, điều phối quản lí các nguồn lực, đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động;
– Nghiên cứu cải tiến các hoạt động mình tham gia.
4.1. Phẩm chất đạo đức cá nhân
– Sinh viên tốt nghiệp có phẩm chất đạo đức tốt, các phẩm chất cá nhân phù hợp như sẵn sàng đương đầu với khó khăn và chấp nhận rủi ro, kiên trì, linh hoạt, tự tin, chăm chỉ, nhiệt tình, say mê, tự chủ, chính trực, phản biện, mong muốn cải tiến và đổi mới, sáng tạo, có trách nhiệm và chủ động trong công việc.
4.2. Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp
– Sinh viên tốt nghiệp có đạo đức nghề nghiệp tốt, có hành vi, ứng xử chuyên nghiệp, độc lập, chủ động, có ý thức về quyền sở hữu trí tuệ, về bảo mật và an toàn thông tin, có thái độ nghiêm túc, nhiệt tình với công việc, có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp.
4.3. Phẩm chất đạo đức xã hội
– Sinh viên có ý thức chấp hành pháp luật, có trách nhiệm xã hội, ủng hộ và bảo vệ cái đúng và sự phát triển đổi mới, có lập trường chính trị vững vàng và có ý thức phục vụ nhân dân, xây dựng và bảo vệ đất nước.
5.Vị trí việc làm mà sinh viên có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp ra trường có thể đảm nhận các vị trí làm việc sau: Chuyên gia phân tích dữ liệu kinh doanh, chuyên gia công nghệ phân tích dữ liệu, chuyên gia thiết kế và quản lí cấu trúc dữ liệu, chuyên gia lập trình phân tích dữ liệu, chuyên gia tư vấn phân tích kinh doanh, cán bộ quản lí phân tích dữ liệu, cán bộ quản lí kinh doanh, chuyên gia chiến lược kinh doanh, chuyên gia nghiên cứu và phân tích thị trường. Cụ thể:
– Lĩnh vực Ngân hàng tài chính: Chuyên gia phân tích khách hàng, rủi ro tín dụng, rủi ro tài chính; phòng chống gian lận và quản lí hồ sơ năng lực công ty;
– Lĩnh vực tiêu dùng: Chuyên gia phân tích thị trường, phân tích tiêu dùng bán lẻ, và nghiên cứu thị trường;
– Lĩnh vực quản lí cung ứng và logistics: Chuyên gia quản lí doanh thu, quản lí sản phẩm trong chuỗi cung ứng, và tối ưu hóa hệ thống cung ứng;
– Lĩnh vực Viễn thông, công nghệ và Internet: Chuyên gia phân tích, lập trình, cấu trúc dữ liệu và dự báo nhu cầu để xây dựng kế hoạch phát triển;
– Lĩnh vực quản lí tài nguyên và mỏ: Chuyên gia dự báo giá cả; xử lí tức thời các vấn đề liên quan đến dây chuyền sản xuất; khám phá và khôi phục tài nguyên;
– Lĩnh vực tư vấn: Chuyên gia tư vấn, phân tích theo lĩnh vực có ứng dụng kĩ thuật phân tích bậc cao;
– Lĩnh vực an ninh, chính phủ: Chuyên gia phân tích khám phá gian lận, phát hiện tội phạm công chức và phòng chống tội phạm bạo lực;
– Lĩnh vực Dịch vụ công: Chuyên gia cải tiến chất lượng y tế, chính sách công và giảm thiểu số lượng tù nhân;
– Lĩnh vực Phi lợi nhuận: Chuyên gia gây quỹ, chuyên gia hỗ trợ công tác xã hội thực chứng và tối ưu hóa dự án.
6.Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có đủ trình độ chuyên môn và năng lực để tham gia vào hoạt động giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu về lĩnh vực Phân tích dữ liệu kinh doanh; Hoạch định, triển khai và quản lí các hoạt động và hệ thống kinh doanh độc lập của riêng mình và tự nâng cao trình độ.
CĐR1. Vận dụng tốt các kiến thức thực tế, kiến thức lý thuyết sâu, rộng trong công nghệ thông tin như kỹ thuật và ngôn ngữ lập trình, kiến trúc máy tính, hệ điều hành, cơ sở dữ liệu, mạng máy tính, mật mã học, blockchain, v.v.
CĐR2. Vận dụng được các kiến thức cơ bản về giáo dục đại cương, Lý luận chính trị, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội và nhân văn để làm nền tảng cho sinh viên khi học kiến thức ngành.
CĐR3. Phát triển và thực thi các công nghệ, hệ thống An toàn không gian số; và hệ thống nhúng và IoT trong doanh nghiệp cũng như các cơ quan.
CĐR4. Sử dụng thành thạo kiến thức về lập kế hoạch, tổ chức và giám sát các quá trình trong phát hiện, phòng thủ, chuẩn hóa tiêu chuẩn, v.v. an toàn không gian số cũng như thiết kế, phát triển hệ thống phần cứng, phần mềm hệ thống nhúng và IoT.
CĐR5. Vận dụng các kiến thức cơ bản về quản lý, điều hành trong hoạt động chuyên môn.
CĐR6. Áp dụng các các kiến thức, kỹ năng; sử dụng các công cụ khoa học kỹ thuật để nhận biết, phân tích, giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến ứng dụng CNTT.
CĐR7. Dẫn dắt, khởi nghiệp, tạo việc làm cho mình và cho người khác.
CĐR8. Phản biện, phê phán và sử dụng các giải pháp thay thế trong điều kiện môi trường không xác định hoặc thay đổi.
CĐR9. Tổng hợp, đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.
CĐR10. Truyền đạt vấn đề và giải pháp tới người khác tại nơi làm việc; chuyển tải, phổ biến kiến thức, kỹ năng trong việc thực hiện những nhiệm vụ cụ thể hoặc phức tạp.
CĐR11. Có năng lực ngoại ngữ bậc 4/6 khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam.
CĐR12. Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm.
CĐR13. Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định.
CĐR14. Có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề nghiệp vụ và kỹ thuật phức tạp về công nghệ thông tin ứng dụng.
CĐR15. Có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể và đánh giá, cải tiến các hoạt động chuyên môn.
CĐR16. Phân tích, thiết kế giải pháp và thực thi công nghệ có khả năng kiểm soát, phòng thủ; có khả năng nhúng vào một môi trường hay hệ thống mẹ giải quyết một vấn đề cụ thể trong thực tế hoạt động của doanh nghiệp.
CĐR17. Sáng tạo trong nghiên cứu phát triển và sử dụng các công nghệ trong lĩnh vực học thuật và nghề nghiệp.
CĐR18. Tự đưa ra những sáng kiến mới, mang tính chuyên gia để cải tiến các hoạt động chuyên môn.
4. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có đủ trình độ chuyên môn và năng lực để tham gia vào hoạt động giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu về lĩnh vực Công nghệ thông tin ứng dụng; Hoạch định, triển khai và bảo trì các hệ thống công nghệ thông tin, hệ thống an toàn thông tin, hệ thống Internet vạn vật và hệ thống nhúng thông minh và tự nâng cao trình độ.
Chứng chỉ CCNA Cyber Ops trang bị cho các học viên các kiến thức cần thiết về Trung tâm điều hành hệ thống an ninh mạng, các thành phần của Trung tâm, các công cụ sử dụng để theo dõi, giám sát và phân tích sự cố, mối nguy hiểm trong Trung tâm điều hành an ninh mạng.
Chứng chỉ CEHv11 trang bị cho các ứng viên trở thành chuyên gia an toàn thông tin, kiểm toán hệ thống thông tin, tư vấn an toàn thông tin…cho các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp rất quan tâm đến an toàn thông tin như Ngân Hàng, Chứng Khoán, Hàng Không, Viễn Thông…
Chứng chỉ Internet of Things: Cisco cung cấp các chứng chỉ IoT dựa vào mục đích công việc. Khóa đào tạo nghiêng về chuyên môn về mạng Giao thức Internet (IP) với tự động hóa, sản xuất và năng lượng là các lĩnh vực trọng tâm.
Học viên sau khi tốt nghiệp có các kiến thức nền tảng và phương pháp luận để nghiên cứu, giảng dạy, phát triển các giải pháp, sản phẩm trong lĩnh vực an toàn thông tin, IoT và hệ thống nhúng; có khả năng đảm nhiệm tốt công tác nghiên cứu tại các bộ phận nghiên cứu và phát triển và có khả năng phát triển nghiên cứu ở trình độ Tiến sĩ.
Trường Đại học Quốc tế là trường đại học thành viên trực thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, được thành lập vào tháng 12 năm 2003. Đây là trường đại học công lập đa ngành đầu tiên và duy nhất hiện nay tại Việt Nam sử dụng hoàn toàn tiếng Anh trong công tác đào tạo giảng dạy và nghiên cứu. Học phí của trường khá cao. Cùng tìm hiểu về học phí đại học Quốc tế qua bài viết này nhé.