Đại Học Sư Phạm Kinh Tế Kỹ Thuật Hưng Yên

Đại Học Sư Phạm Kinh Tế Kỹ Thuật Hưng Yên

- Phương thức 2: Xét tuyển sử dụng kết quả học tập THPT (theo học bạ);

Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Vĩnh Long

(VINH LONG UNIVERSITY OF TECHNOLOGY EDUCATION)

Địa chỉ:73 Nguyễn Huệ, Phường 2, Vĩnh Long

Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Hưng Yên – UTEHY

Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên đã xây dựng mức học phí thấp hơn so với mức trần học phí được quy định. Dự kiến mức học phí đối với sinh viên đại học chính quy năm học 2024-2025 dự kiến dao động từ khoảng hơn 1.300.000 đồng đến hơn 1.500.000 đồng/tháng tùy theo ngành đào tạo (mức quy định của Chính phủ là 1.410.000 đồng đến 1.650.000 đồng/tháng).

Thông tin trên được ông Nguyễn Xuân Trường, Phó Trưởng phòng Đào tạo, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên chia sẻ với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân trong mùa tuyển sinh năm 2024.

Thí sinh đăng ký xét tuyển sớm từ nay đến ngày 30.6

- Thưa ông Nguyễn Xuân Trường, ông có thể cho biết thí sinh cần lưu ý điều gì khi đăng ký xét tuyển vào Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên năm 2024?

Ông Nguyễn Xuân Trường: Năm 2024, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên áp dụng 5 phương thức xét tuyển cơ bản và phổ biến nhất hiện nay, đó là: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (mã 100); Xét tuyển theo kết quả học tập ghi trong học bạ THPT (mã 200); Xét tuyển thẳng theo Quy chế của Bộ GD-ĐT(mã 301); Xét tuyển kết hợp (mã 302); Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực năm 2024 do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức, kỳ thi đánh giá tư duy năm 2024 do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức (mã 402).

Chúng tôi lưu ý thí sinh một số điểm khi các em đăng ký xét tuyển. Thứ nhất, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên năm nay có 9/22 ngành đào tạo là xét tuyển cả 5 phương thức; có 13/22 ngành đào tạo chỉ xét 2 phương thức (điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 và điểm học bạ).

Về thời gian đăng ký xét tuyển, các phương thức xét tuyển sớm (xét theo điểm học bạ, xét theo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy và xét tuyển kết hợp) có thể thực hiện từ thời điểm này cho đến ngày 30.6. Sau khi trúng tuyển sớm, các em vẫn phải đăng ký nguyện vọng trên cổng thông tin của Bộ GD-ĐT theo kế hoạch.

Với các phương thức xét tuyển thẳng và xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT, thí sinh đăng ký nguyện vọng trên cổng thông tin của Bộ GD-ĐT theo kế hoạch (dự kiến từ ngày 10.7 đến ngày 30.7).

Về ngưỡng đảm bảo chất lượng, ở phương thức xét điểm học bạ THPT, thí sinh cần đáp ứng điều kiện: tổng điểm của 3 môn trong tổ hợp dùng để xét tuyển + điểm ưu tiên khu vực, đối tượng >=19,0 điểm (với riêng 2 ngành sư phạm: học lực lớp 12 xếp loại từ giỏi trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 8,0 trở lên). Ở phương thức xét kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực: Tổng điểm thi >=60 điểm.

Phương thức xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét kết quả kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy, nhà trường sẽ công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng sau. Thí sinh nên tìm hiểu điểm trúng tuyển các năm trước của ngành đào tạo theo từng phương thức để có định hướng phù hợp.

Học phí dao động từ hơn 1.300.000 đồng đến hơn 1.500.000 đồng/tháng

- Một trong những vấn đề thí sinh luôn rất quan tâm khi đặt nguyện vọng vào các trường đại học là mức học phí đang áp dụng, nhất là sau khi Nghị định số 97/NĐ-CP được ban hành. Ông có thể thông tin về mức học phí năm nay của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên?

Ông Nguyễn Xuân Trường: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên là trường đại học công lập trực thuộc Bộ GD-ĐT, nên mức học phí thực hiện theo quy định của Nhà nước. Tuy nhiên, mức học phí của chúng tôi hiện thấp hơn so với mặt bằng chung các trường đại học.

Theo nghị định 97/2023/NĐ-CP ngày 31.12.2023 của Chính phủ quy định về học phí, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên đã xây dựng mức học phí thấp hơn so với mức trần học phí được quy định. Dự kiến mức học phí đối với sinh viên đại học chính quy năm học 2024-2025 dự kiến dao động từ khoảng hơn 1.300.000 đồng đến hơn 1.500.000 đồng/tháng tùy theo ngành đào tạo (mức quy định của Chính phủ là 1.410.000 đồng đến 1.650.000 đồng/tháng).

Điều này nhằm tạo điều kiện hỗ trợ cho người học có thể giảm bớt áp lực chi phí học tập. Bên cạnh đó, các chi phí khác cũng như sinh hoạt phí tại các cơ sở của nhà trường là thấp hơn so với các khu vực khác. Học phí và chi phí sinh hoạt trung bình của sinh viên học tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên dao động khoảng 4.000.000 - 4.500.000 đồng/tháng.

- Được biết, năm 2024, nhà trường có 5 lớp sinh viên tài năng với các chính sách ưu đãi đặc biệt. Ông có thể tiết lộ về các chính sách ưu đãi này? Thí sinh cần đáp ứng các tiêu chí nào để được lựa chọn vào lớp sinh viên tài năng, thưa ông?

Ông Nguyễn Xuân Trường: Năm 2024, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên có 5 lớp sinh viên tài năng thuộc các ngành: Khoa học máy tính; Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa; Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử; Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử; Công nghệ kỹ thuật ô tô. Mỗi lớp tài năng sẽ có sĩ số từ 20 đến 25 sinh viên.

Các lớp sinh viên tài năng được giảng viên có trình độ cao (GS, PGS, TS) trực tiếp giảng dạy, được miễn phí ở ký túc xá (phòng có điều kiện tốt nhất). Hàng năm, ngoài học bổng khuyến khích, sinh viên lớp tài năng có thể được hưởng học bổng từ quỹ học bổng tài năng lên tới 1 tỷ đồng. Khi tốt nghiệp, sinh viên được cấp bằng kỹ sư/cử nhân tài năng.

Về tiêu chí xét tuyển vào lớp tài năng, nhà trường xét từ cao xuống thấp cho đến đủ chỉ tiêu theo từng ngành đào tạo. Điểm sàn xét tuyển: Kỳ thi Đánh giá tư duy >=20 điểm; Kỳ thi Đánh giá năng lực >=90 điểm; Kỳ thi tốt nghiệp THPT >=21, điểm Toán>=8,0 điểm (điểm xét tuyển là tổng điểm các môn theo tổ hợp xét tuyển không tính điểm ưu tiên khu vực, đối tượng). Các thí sinh tuyển thẳng sẽ được ưu tiên chọn đặc cách vào lớp sinh viên tài năng.

Ngoài ra, các sinh viên lớp tài năng có điểm cao còn có cơ hội được 10 suất học bổng tuyển sinh: 5 suất bằng mức học phí của 4 năm học; 5 suất bằng mức học phí của 2 năm học.

Mở các chương trình liên kết quốc tế với Hàn Quốc, Đài Loan

- Ông có thể thông tin về các chương trình liên kết quốc tế Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên triển khai năm nay? Điều kiện để theo học chương trình này ra sao?

Ông Nguyễn Xuân Trường: Về các chương trình liên kết quốc tế, năm 2024, nhà trường có các lớp liên kết quốc tế với Hàn Quốc, Đài Loan.

Thứ nhất, chương trình 2+2 với Đại học Sun Moon - Hàn Quốc với 50 chỉ tiêu ngành Công nghệ thông tin (2 năm học tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, 2 năm học tại Đại học Sun Moon); sinh viên được cấp bằng Đại học quốc tế của Đại học Sun Moon.

Điều kiện để tham gia chương trình này là đạt trình độ bậc 3 tiếng Hàn Quốc (Topik 3) và đăng ký hồ sơ để được xét duyệt vào 2 năm đầu. Về học phí, 2 năm đầu theo mức học phí của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, 2 năm cuối theo mức của Đại học Sun Moon (khoảng 171 triệu đồng/năm).

Về học bổng, 2 năm đầu theo mức học bổng của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, học kỳ I năm thứ 3 được cấp học bổng dựa vào mức trình độ tiếng Hàn Quốc (50-60% học phí), từ học kỳ II năm thứ 3 được cấp học bổng dựa vào kết quả học tập ở Đại học Sun Moon (tối đa 100% học phí).

Thứ hai, chương trình 3+2 với Đại học Ming Chí - Đài Loan, trong đó 2 năm cuối học tại Đại học Ming Chí. Sinh viên theo học chương trình này được cấp bằng Đại học của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên và bằng Thạc sĩ của Đại học Ming Chí.

Chương trình tuyển sinh không hạn chế chỉ tiêu cho 8 ngành đào tạo: Quản trị kinh doanh; Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa; Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử; Công nghệ kỹ thuật cơ khí; Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử; Công nghệ kỹ thuật hoá học và môi trường; Khoa học máy tính; Công nghệ thông tin.

Điều kiện xét tuyển là trình độ tiếng Anh tối thiểu B1 khung tham chiếu Châu Âu, đăng ký và đáp ứng các điều kiện hồ sơ ở học kỳ II năm thứ 3. Năm thứ 4, sinh viên học tại Đại học Ming Chí để hoàn thành chương trình đào tạo trình độ đại học, cùng các khóa điều kiện cho chương trình đào tạo thạc sĩ. Năm thứ 5, sinh viên học chương trình đào tạo thạc sĩ tại Đại học Ming Chí.

Về học phí, sinh viên nộp học phí 4 năm theo mức học phí của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên. Học phí của năm thứ 5 tại Đại học Ming Chí có thể được miễn 100% hoặc được miễn một phần phụ thuộc vào kết quả học tập sinh viên đạt được ở năm thứ 4 tại Đại học Ming Chí.

Thực hành, thực tập lên tới gần 40% chương trình đào tạo

- Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên là trường đào tạo đa ngành. Được biết, ngoài những ngành truyền thống, là thế mạnh của trường ở khối Sư phạm Kỹ thuật thì các ngành như Công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử đang là những ngành rất hot của trường. Chương trình đào tạo của 3 ngành học này tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên có gì khác biệt so với các trường đại học khác, thưa ông?

Ông Nguyễn Xuân Trường: Có thể nói, 3 ngành Công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử là những ngành thuộc khối công nghệ kỹ thuật đang rất hot của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên. Về chương trình đào tạo, chương trình cấp bằng kỹ sư là 170 tín chỉ, cấp bằng cử nhân là 140 tín chỉ.

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên đào tạo theo định hướng ứng dụng, nên khối lượng kiến thức là thực hành, thí nghiệm, thực tập lên tới gần 40% của chương trình đào tạo, tất cả các học phần chuyên ngành đều có tích hợp lý thuyết và thực hành. Sinh viên được thực hành, thực tập trên thiết bị, hệ thống tự động hóa hiện đại như: Các mô hình trạm sản xuất, láp ráp tự động, Dây truyền Robot công nghiệp, Dây truyền hệ thống sản xuất thông minh.

Trong chương trình đào tạo, sinh viên có từ 10-12 tuần thực tập trực tiếp tại doanh nghiệp, ở đúng môi trường, vị trí liên quan đến chuyên môn được đào tạo. Sinh viên được được trải nghiệm và làm việc tại các công ty, tập đoàn nước ngoài như Canon, Kyocera, Samsung, Brother, Toyota, Misubishi, Hoà Phát, Ford Việt Nam, VNPT, Fsoft, Viettel, Misa... Qua quá trình thực tập, các em sẽ hình thành được tác phong công nghiệp - cũng là cơ hội sau khi ra trường có thể làm việc trực tiếp cho các công ty bản thân đã thực tập.

Chúng tôi cũng hướng tới việc học qua dự án. Trong chương trình đào tạo sẽ có từ 5-6 đồ án giúp sinh viên vận dụng kiến thức trong từng giai đoạn để lập trình, thiết kế, chế tạo các bài toán điều khiển, giải quyết các vấn đề thực tế từ thấp đến cao với sản phẩm chạy đúng theo yêu cầu. Tất cả sản phẩm của đồ án đều là sản phẩm thực giải quyết một bài toán thực tế, sản phẩm hoạt động theo đúng yêu cầu của đề tài. Vì vậy, sinh viên có thể tiếp cận công việc và làm việc ngay sau khi ra trường mà không phải đào tạo lại từ doanh nghiệp.

Tôi nghĩ rằng đây là những điểm khác biệt cơ bản của chương trình đào tạo các ngành này tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên.

Sắp xếp nguyện vọng thế nào để tăng tối đa cơ hội trúng tuyển?

- Mùa tuyển sinh 2024 đã khởi động. Một số thí sinh đặt câu hỏi: Nên theo học đại học 4 năm, hay theo học nghề để thời gian học ngắn hơn, sớm đi làm, có thu nhập trang trải cuộc sống là tốt hơn? Ông có thể đưa ra tư vấn cho các thí sinh?

Ông Nguyễn Xuân Trường: Tôi nghĩ rằng muốn trả lời câu hỏi này, trước hết các em cần phân biệt được sự khác nhau rất lớn ở mục tiêu của Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục đại học.

Theo đó, Giáo dục nghề nghiệp nhằm đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường hội nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động. Giáo dục nghề nghiệp tạo điều kiện cho người học sau khi hoàn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học trình độ cao hơn.

Còn Giáo dục đại học là đào tạo nhân lực trình độ cao, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài; nghiên cứu khoa học và công nghệ tạo ra tri thức, sản phẩm mới, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, đào tạo người học phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ; có tri thức, kỹ năng, trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng nắm bắt tiến bộ khoa học và công nghệ tương xứng với trình độ đào tạo, khả năng tự học, sáng tạo, thích nghi với môi trường làm việc; có tinh thần lập nghiệp, có ý thức phục vụ nhân dân.

Vậy, định hướng nên học nghề hay học đại học thì phải phụ thuộc vào thí sinh mong muốn trở thành ai, làm việc ở phân khúc nào trong thị trường lao động và khả năng, năng lực cũng như sự quyết tâm học tập, nghiên cứu của các em như thế nào.

Về nhu cầu, đến năm 2030, Việt Nam hoàn thành mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu khu vực ASEAN về công nghiệp, trong đó một số ngành công nghiệp có sức cạnh tranh quốc tế và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Tầm nhìn đến năm 2045, Việt Nam trở thành nước công nghiệp phát triển hiện đại. Vậy nên nhu cầu về nguồn nhân lực trình độ cao trong giai đoạn tới là cực kỳ lớn.

Do đó, tôi cho rằng việc thí sinh chọn học đại học là một quyết định cần thiết và đúng đắn để chuẩn bị cho một tương lai tốt đẹp hơn.

- Theo ông, thí sinh cần sắp xếp nguyện vọng như thế nào để tăng tối đa cơ hội trúng tuyển vào Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên?

Ông Nguyễn Xuân Trường: Đầu tiên, thí sinh nên có kế hoạch để tham gia xét tuyển sớm (theo đề án tuyển sinh của nhà trường là từ ngày 1.3 đến hết 30.6)

Mặc dù thí sinh được đăng ký không hạn chế nguyên vọng, tuy nhiên chúng tôi khuyên các em nên chọn số lượng nguyện vọng vừa phải để tránh mất quá nhiều thời gian (khoảng 6-9 nguyện vọng được cho là phù hợp với số đông thí sinh).

Các nguyện vọng nên được phân bổ ở các ngành, trường thuộc các top khác nhau. Cần nghiên cứu kỹ đề án tuyển sinh của các trường, sau đó căn cứ vào điểm sàn, chỉ tiêu tuyển, điểm trúng tuyển của các năm trước để chọn ngành đào tạo phù hợp với mức điểm của mình theo từng phương thức.

Thí sinh sắp xếp thứ tự và đăng ký thứ tự các nguyện vọng xét tuyển trên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD-ĐT hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia. Các em nên ưu tiên ngành mà mình yêu thích nhất để đặt lên nguyện vọng 1. Nếu đã trúng tuyển sớm và đặt nguyện vọng trúng tuyển sớm lên thứ tự nguyện vọng 1, các em chắc chắn trúng tuyển.

- Trân trọng cảm ơn ông Nguyễn Xuân Trường!

Các ngành học thạc sĩ đa dạng, liên quan đến nhiều lĩnh vực, giúp người học theo đuổi sâu...

·         Trình độ đào tạo : Đại học

·         Đối tượng đào tạo : Học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông - bổ túc trung học hoặc Trung cấp – Cao đẳng.

·        Mục tiêu đào tạo - Chuẩn đầu ra      - Mục tiêu đào tạo:  Chương trình này nhằm đào tạo ra những kỹ sư công nghệ ngành Công nghệ thông tin:

+  Có khả năng áp dụng kiến thức cơ bản và chuyên ngành công nghệ thông tin trong công tác chuyên môn.

+  Có khả năng phân tích và giải quyết vấn đề; khả năng tự nghiên cứu các kiến thức khoa học công nghệ tiên tiến từ đó phát triển kỹ năng học tập suốt đời; có đạo đức nghềnghiệp và tác phong làm việc chuyên nghiệp.

+  Có khả năng giao tiếp và làm việc nhóm hiệu quả.

+  Có khả năng lập trình; phân tích thiết kế, quản trị và vận hành các hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong bối cảnh xã hội và môi trường, doanh nghiệp và kinh doanh

- Chuẩn đầu ra: SV tốt nghiệp cần đạt được các tiêu chí sau:

C1.  Có khả năng vận dụng kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức chuyên ngành trong công tác chuyên môn.

C2. Có khả năng xác định, phân tích, giải quyết các vấn đề kỹ thuật.

C3. Có khả năng nghiên cứu, nắm bắt kiến thức công nghệ mới về công nghệ thông tin.

C4. Có khả năng nhận thức được nhu cầu học tập của bản thân và có khả năng học tập suốt đời.

C5. Có ý thức về đạo đức nghề nghiệp và tác phong làm việc chuyên nghiệp, có trách nhiệm đối với xã hội và môi trường.

C6. Có khả năng giao tiếp, trình bày và báo cáo kết quả.

C7. Có khả năng hợp tác, làm việc nhóm và làm việc trong các nhóm liên ngành.

C8. Có khả năng sử dụng ngoại ngữ trong trong hoạt động chuyên môn.

C9. Có khả năng lập trình; phân tích thiết kế, quản trị và vận hành các hệ thống công nghệ thống tin đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong bối cảnh xã hội và môi trường, doanh nghiệp và kinh doanh

§                  Kỹ sư CNTT, Lập trình viên, chuyên viên dự án, chuyên viên thiết kế đồ họa của các đơn vị sản xuất phần mềm chuyên nghiệp

§                  Chuyên viên phụ trách mạng & CNTT của các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, công ty

§                  Chuyên viên hệ thống thông tin quản lý của các cơ quan doanh nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội.

§                  Chuyên viên tư vấn, kinh doanh các sản phẩm Máy tính & CNTT

§         Giảng dạy CNTT ở các cơ sở đào tạo các cấp.

·        Tuyển sinh - điều kiện nhập học

+ Thí sinh đăng ký xét tuyển bằng kết quả thi THPT quốc gia hoặc kết quả học tập trong học bạ THPT. Điểm xét tuyển là điểm của tổ hợp môn được công bố trong thông báo tuyển sinh hàng năm. Thí sinh phải đạt tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD-ĐT và Hội đồng tuyển sinh ĐHĐN qui định, đồng thời đạt điểm chuẩn xét tuyển vào ngành do Hội đồng tuyển sinh công bố ở mỗi đợt xét tuyển.

+ Sinh viên được công nhận tốt nghiệp phải thỏa mãn các tiêu chí công nhận tốt nghiệp theo qui chế đào tạo tín chỉ của Bộ GD-ĐT, đồng thời phải đáp ứng các yêu cầu về chuẩn đầu ra của nhà trường về Ngoại ngữ, tin học, kỹ năng mềm.

·         Phương thức đào tạo + Đào tạo theo học chế tín chỉ + Hệ đào tạo chính qui tập trung. + Thời gian đào tạo từ 3 – 4.5 năm tùy theo khả năng & điều kiện của người học. + Số giờ lên lớp trung bình 20 tiết /tuần + Cách thức kiểm tra đánh giá được qui định trong đề cương chi tiết của mỗi học phần

·         Khả năng phát triển nghề nghiệp: + Sinh viên tốt nghiệp có cơ hội học lên bậc sau đại học: Thạc sĩ – Tiến sĩ  + Sinh viên có khả năng chuyển đổi chuyên ngành hoặc học thêm chuyên ngành thứ 2 phù hợp với ngành đào tạo

+ Có khả năng tự học để thích ứng với môi trường làm việc và khả năng học tập suốt đời

·        Danh sách các học phần

Tổng số tín chỉ phải tích lũy bắt buộc học phần đại cương

2.      Các học phần tự chọn tự do

Tổng số tín chỉ phải tích lũy học phần giáo dục đại cương

·         Các học phần tích lũy Chứng chỉ thể chất & Chứng chỉ quốc phòng

·         Các học phần kiến thức kỹ năng mềm – bắt buộc tích lũy 3 tín chỉ

Tổng số tín chỉ phải tích lũy các học phần cơ sở

Cấu trúc dữ liệu & giải thuật

PT thiết kế hướng đối tượng(+)

Lập trình hướng đối tượng Java

Lập trình hướng đối tượng Java

Lập trình hướng đối tượng Java

Lập trình hướng đối tượng Java

Cấu trúc dữ liệu & giải thuật(+)

Lập trình Java nâng cao(+) -

Tổng số tín chỉ tích lũy bắt buộc học phần chuyên ngành

3.  Các học phần chuyên nghiệp - tự chọn bắt buộc

Kho dữ liệu-Khai phá dữ liệu

Phát triển Hệ thống thông tin

Hệ thống thông tin quản lý -

Thiết kế giao diện người dùng

Tổng số tín chỉ tích lũy tự chọn bắt buộc HP chuyên nghiệp

Mô tả tóm tắt các học phần giáo dục chuyên nghiệp

Học phần này trình bày kiến thức cơ bản về nguyên l‎ý an toàn hệ thống thông tin, cơ chế bảo mật và xác thực, triển khai xây dựng các chính sách và giải pháp bảo vệ trên các hệ thống thông tin. Nội dung chính bao gồm  những nguy cơ, các dạng tấn công và một số  kỹ thuật xâm nhập hệ thống máy tính cũng như hệ thống mạng, các kỹ thuật và công nghệ an ninh mạng phổ biến hiện nay như: xác thực, mã hóa, tường lửa, mạng riêng ảo, hệ thống phát hiện xâm nhập, an toàn cho các thiết bị mạng và các dịch vụ Internet. Kết thúc môn học giúp sinh viên có đủ kiến thức xây dựng một chính sách an toàn trên hệ thống thông tin một cách hiệu quả.

Hệ thống hóa kiến thức về các kiểu dữ liệu, giới thiệu các cấu trúc dữ liệu động dùng trong các bài toán thực tế như danh sách liên kết, ngăn xếp, hàng đợi, cây nhị phân. Giới thiệu các thuật toán sắp xếp và tìm kiếm dữ liệu cơ bản, thuật toán quay lui, qui hoạch động.

Học phần này trang bị những kiến thức cơ bản về tổ chức máy tính và nguyên tắc hoạt động. Nhận diện được các thành phần của máy tính để biết được nguyên lý lập trình điều khiển thiết bị.

Trang bị kiến thức cơ bản để thiết kế và khai thác hiệu quả một cơ sở dữ liệu quan hệ: các khái niệm về cơ sở dữ liệu, cơ sở toán học, thiết kế & khai thác cơ sở dữ liêu quan hệ, ngôn ngữ truy vấn & thao tác dữ liệu SQL. Rèn luyện kỹ năng làm việc trên 1 hệ quản trị cơ sở dữ liệu tiêu biểu.

Trang bị các kiến thức & kỹ năng nâng cao của việc thiết kế & thực thi CSDL hướng đến môi trường phân tán: Thiết kế & chuẩn hóa CSDL, Tối ưu hóa truy vấn dữ liệu, giải quyết tương tranh trong môi trường đa người dùng, quản lý transaction, tổ chức thủ tục, hàm  và các trigger bảo đảm toàn vẹn dữ liệu, quản trị hệ thống DBMS.

Nắm vững những cấu trúc cơ bản của XML và JSON, đồng thời triển khai những cấu trúc này trong các ứng dụng .NET, Java hay PHP. Đặc biệt những kiến thức về XML và JSON sẽ là cơ sở cho lập trình ứng dụng trên Android.

Công cụ và môi trường mã nguồn mở

Giới thiệu cho sinh viên hiểu được thế nào là phần mềm tự do, phần mềm mã nguồn mở, một số giấy phép phần mềm mã nguồn mở phổ biến và  những lợi ích của việc sử dụng phần mềm mã nguồn mở. Từ đó giúp cho sinh viên hoàn thiện kiến thức để phát triển phần mềm một cách chủ động.

Trình bày các tiến trình cơ bản phát triển phần mềm. Sau đó, tương ứng với mỗi giai đoạn phát triển của các tiến trình, học phần giới thiệu một số các phương pháp và kỹ thuật ứng dụng trong các bước phát triển phần mềm.

Giới thiệu cơ bản về văn bản XML, DTD, XML Parser và các công nghệ có liên quan. Kỹ năng sử dụng trình soạn thảo XML, tích hợp CSS với XML trong XSLT. Các chủ đề nâng cao với XML: DOM & XML, tích hợp XML với CSDL.

Cung cấp cho sinh viên các khái niệm cơ bản, các kiến thức thực tiễn về điện toán đám mây, quản lý đám mây, các vấn đề bảo mật của điện toán đám mây, phát triển và tạo các ứng dụng dựa trên đám mây.

Học phần này là giai đoạn thực thi của dự án phần mềm đã được phân tích thiết kế ở học phần Đồ án phần mềm I. Sinh viên lựa chọn giải pháp công nghệ & thực thi sản phẩm theo thiết kế đã được duyệt, hoàn thiện các khâu kiểm thử, cài đặt, triển khai, viết tài liệu hướng dẫn sử dụng.

Sản phẩm của học phần nầy là tài liệu phân tích thiết kế của một dự án công nghệ thông tin, theo chủ đề và mục tiêu do sinh viên tự chọn, hướng đến sản phẩm phần mềm cho một đơn vị với các mục tiêu và yêu cầu cụ thể. Tài liệu nầy là bản thiết kế cho sản phẩm sẽ được thi công ở học phần Đồ án chuyên ngành. Đề tài cho đồ án nên được chọn liên kết với học phần TTCM thiết kế CSDL.

Học phần này giới thiệu về công nghệ Multimedia cũng như các hướng nghiên cứu của lĩnh vực đồ họa đa truyền thông.

Trình bày các thuật toán cơ bản được cài đặt trong các trình ứng dụng đồ họa, kỹ thuật tạo nên các hình ảnh fractal, các phép biến đổi hình ảnh hai chiều, các phương pháp làm trơn đường.

Nắm vững những kỹ năng sử dụng thành thạo trình ứng dụng đồ hoạ trong Flash. Với mục đích phục vụ trong công việc tạo ảnh đồ họa, thiết kế Web, thiết kế đa phương tiện.

Mô tả các điểm chính yếu của hệ điều hành, vai trò và năng lực của hệ điều hành trong hệ thống máy tính. Những vấn đề phát sinh trong quá trình thiết kế hệ điều hành cũng như những tiếp cận khác nhau, được dùng để phân tích và giải quyết những vấn đề đó. Xem xét những chiến lược hệ điều hành phổ biến và cách chúng tác động đến những dịch vụ của các hệ điều hành hiện đại.

Học phần bao gồm những vấn đề cơ bản về hệ thống thông tin; cơ sở công nghệ của hệ thống thông tin; phương pháp phát triển hệ thống thông tin, trong đó nhấn mạnh phát triển theo mô hình thác nước; giới thiệu những hệ thống thông tin cơ bản trong doanh nghiệp hay tổ chức kinh tế xã hội.

Học phần này là sự kế thừa và kết hợp kiến thức liên quan đến phần mềm ứng dụng Microsoft Excel và kế toán. Học phần được thường xuyên cập nhật các thông tư của chế độ kế toán cũng như những tính năng của phiên bản Microsoft office excel mới nhất để sinh viên có thể dễ dàng tiếp cận được với thực tế ngay khi ra trường đi làm. Thông qua học phần, sinh viên có thể ứng dụng được thành thạo phần mềm Microsoft Excel vào việc tổ chức công tác kế toán nói riêng cũng như tổ chức được thông tin kế toán trong điều kiện áp dụng máy tính nói chung.

Kho dữ liệu - Khai phá dữ liệu

Học phần này cung cấp cho sinh viên các khái niệm, các kỹ thuật cơ bản và nền tảng trong khai phá dữ liệu. Đồng thời môn học này cũng giới thiệu cho sinh viên những hiểu biết nhất định về các chủ đề khai phá dữ liệu.

Học phần này cung cấp cho sinh viên kiến thức về kiểm thử phần mềm, các qui trình kiểm thử phần mềm và các kiến thức cơ bản trong thiết kế và cài đặt kiểm thử phần mềm. Giúp sinh viên có khả năng thiết kế, kiểm thử và đánh giá hiệu quả một phần mềm. Ngoài ra, học phần này giới thiệu  một số công cụ hỗ trợ quản lý lỗi, kiểm thử tự động, làm nền tảng cho sinh viên có thể xây dựng được phần mềm có chất lượng cao.

Trang bị những kiến thức và kỹ năng lập trình cơ bản, làm nền tảng để sinh viên tiếp cận với kỹ thuật lập trình hướng đối tượng, lập trình trực quan, lập trình web, lập trình di động trên các công cụ và môi trường phát triển phần mềm thông dụng; làm cơ sở cho học phần có minh họa bằng lập trình C như: Kỹ thuật đồ họa, Cấu trúc dữ liệu và Giải thuật, Lập trình hợp ngữ, …

Lập trình hướng đối tượng Java

Trang bị kiến thức và kỹ năng lập trình hướng đối tượng, làm nền tảng để sinh viên tiếp cận với kỹ thuật lập trình hiện đại và mạnh mẽ nhất trong ngành kỹ thuật phần mềm. Java được chọn làm ngôn ngữ minh họa và phát triển ứng dụng để làm cơ sở cho các công nghệ lập trình khác sẽ được giảng dạy trong chương trình đào tạo.

Cung cấp cho sinh viên công cụ lập trình hợp ngữ, hiểu được các phần cứng liên quan để có thể lập trình giao tiếp bao gồm: Lập trình hệ thống; các công cụ: gỡ rối, kết nối hợp ngữ với ngôn ngữ bậc cao, chương trình ngắt; lập trình giao tiếp với ngoại vi.

Trang bị kỹ năng lập trình Java nâng cao với các chủ đề: lập trình GUI với Swing, lập trình đa luồng, lập trình mạng với socket, lập trình phân tán với RMI, lập trình CSDL nâng cao với JDBC, lập trình web với JSP, lập trình thành phần với JavaBean và EJB.

Trang bị cho sinh viên kiến thức căn bản về lập trình mạng thông qua giao diện lập trình socket và một số thư viện lập trình mạng theo tiếp cận hướng đối tượng. Giới thiệu các công nghệ hiện tại trong lập trình mạng Internet.

Lập trình trên điện thoại di động

Học phần này giúp sinh viên tìm hiểu về nền tảng của lập trình di động, luyện tập dựa trên nền tảng lập trình trực tuyến dưới sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên. Lớp học theo hướng từ lý thuyết đến thực hành lập trình thông qua việc tạo các ứng dụng đơn giản. Từng bước sinh viên có thể tạo ra một ứng dụng Android, hiểu rõ kĩ năng lập trình di động nói chung và Android nói riêng.

Trang bị kiến thức và kỹ năng phát triển ứng dụng bằng kỹ thuật lập trình trực quan, hướng cho sinh viên tiếp cận với môi trường phát triển của Visual stdio.net, các ứng dụng đồ họa qua giao diện đồ họa, xử lý các sự kiện tương tác người dùng. Phát triển ứng dụng tích hợp cơ sở dữ liệu. Khai thác các tiện ích đóng gói, cài đặt và tạo giao diện trợ giúp.

Hoàn thiện kiến thức và lỹ năng thiết kế web và lập trình ở Client-side và Server-side. Sinh viên có cơ hội hoàn thiện kỹ năng lập trình dựa trên nền tảng công nghệ web, một trong những chủ đề quan trọng của lĩnh vực công nghệ phần mềm hiện nay.

Lập trình Windows với Visual C

Trang bị cho sinh viên kiến thức về các bước xây dựng chương trình ứng dụng Windows bằng MFC và nguyên lý họat động của các thành tố chương trình trong môi trường Windows để dễ dàng mở rộng chương trình theo nhu cầu. Trang bị kiến thức về cơ chế nhúng và liên kết đối tượng, điều khiển ActiveX.

Trang bị cho sinh viên các khái niệm, tính chất, các kết quả cơ bản của lý thuyết đồ thị và một số thuật toán trên đồ thị từ đó ứng dụng của lý thuyết đồ thị trên nhiều lĩnh vực khác của khoa học, đời sống xã hội.

Cung cấp cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng cơ bản để trở thành chuyên viên mạng có khả năng triển khai, vận hành và bảo trì hệ thống mạng diện rộng tích hợp các thiết bị và công nghệ khác nhau ng khác nhau: ứng dụng, web, hệ thống nhúng hay cho thiết bị cỡ nhỏ (như thiết bị di động).

Cung cấp những khái niệm tổng quan về mạng máy tính, bao gồm mô hình tham chiếu OSI, TCP/IP và các chuẩn mạng; những khái niệm, nguyên lý cơ bản về tín hiệu, truyền tín hiệu. Sinh viên được tìm hiễu sâu về mô hình TCP/IP như các giao thức trong các tầng đặc biệt là tầng mạng và tầng vận chuyển. Ngoài ra sinh viên cũng được làm quen với các dịch vụ mạng cơ bản, kỹ thuật mạng không dây và bảo mật mạng.

Nguyên lý kế toán là học phần tiên quyết, nó cung cấp kiến thức nền tảng về kế toán cho sinh viên kinh tế nói chung và sinh viên chuyên ngành kế toán nói riêng. Những vấn đề cơ bản về kế toán, báo cáo tài chính, tài khoản và ghi sổ kép sẽ được trình bày trong học phần này. Người học sẽ học được cách tính giá đối tượng kế toán, làm quen với các chứng từ kế toán, kiểm kê và hình thức kế toán. Học phần này cũng giới thiệu các vấn đề liên quan đến kế toán một số quá trình hoạt động tổ chức công tác kế toán, kiểm tra kế toán trong doanh nghiệp.

Giới thiệu công nghệ .NET của Microsoft và tổng quan về kiến trúc thành phần của .NET. Trang bị các kiến thức & kỹ năng lập trình cơ bản của Lập trình C#. Phân tích các nét tương đồng và khác biệt của C# với Java.

Trang bị vốn từ vựng chuyên ngành & các kỹ năng đọc viết tài liệu chuyên ngành để khai thác tài nguyên mạng & giao tiếp sử dụng ngoại ngữ chuyên ngành.

Phân tích thiết kế hướng đối tượng

Trang bị những kiến thức cơ bản về phân tích và thiết kế hệ thống, hướng đến cài đặt và lập trình thực thi phần thiết kế thỏa mãn yêu cầu người dùng. Chú trọng đến phương pháp, mô hình, kỹ thuật và công cụ phân tích thiết kế hướng đối tượng, sử dụng ngôn ngữ UML để đặc tả hệ thống. Làm cơ sở cho học phần Đồ án phần mềm I và học phần Đồ án tốt nghiệp.

Học phần nhằm cung cấp cho sinh viên khái niệm cơ bản về quản trị dự án phần mềm và các công việc cần thực hiện khi quản trị dự án. Các nội dung chính của học phần cung cấp cho sinh viên gồm: chuẩn bị dự án, lập kế hoạch, giám sát dự án, quản lý nhân sự, tài chính, cơ sở luật pháp… và kết thúc dự án.

Học phần này cung cấp các kiến thức liên quan đến hệ thống mạng máy tính, các kỹ năng để quản lý một hệ thống mạng hoàn chỉnh. Giới thiệu các kỹ thuật cơ sở làm nền tảng căn bản cho việc triển khai, lắp đặt, bảo trị và quản trị hệ thống mạng trong một doanh nghiệp.

Cung cấp cho sinh viên các quy trình lắp ráp và cài đặt máy tính. Giải quyết các lỗi khi lắp ráp cũng như sao lưu phục hồi hệ thống khi cần thiết. Kiểm tra máy tính cũng như các đặc điểm hỏng hóc cơ bản và cách sửa chữa máy tính. Cách cài đặt driver và nguyên lý hoạt động của nó.

Cung cấp cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng chuyên sâu để trở thành chuyên gia thiết kế Mạng có khả năng thiết kế và lắp đặt hệ thống mạng Viễn thông - Tin học đáp ứng các yêu cầu khắt khe về hiệu năng, ổn định, bảo mật và có khả năng mở rộng.

Trang bị kiến thức và kỹ năng thiết kế web, với các công nghệ phục vụ web : ngôn ngữ HTML, Javascript, CSS. Môn học cũng đề cập các vấn đề thiết kế giao diện người dùng, cách thức tổ chức và tùy biến giao diện.

Cung cấp kiến thức về công nghệ internet, các mô hình thương mại điện tử và khám phá các ứng dụng kinh doanh của công nghệ phát triển này. Học phần sẽ giúp sinh viên xác định các nguyên tắc và khái niệm cần thíêt để mô tả và phân tích các mô hình kinh doanh trực tuyến, hệ thống thanh toán điện tử, marketing trực tuyến.

Trang bị các kiến thức & kỹ năng sử dụng máy tính cho tất cả sinh viên các ngành, định hướng người học về khả năng ứng dụng máy tính & Internet.

Trang bị những kiến thức và kỹ năng chuyên nghiệp để khai thác và sử dụng các trình ứng dụng của bộ MS Office trong công tác văn phòng. Khai thác các tính năng cao cấp chuyên sâu trong các công việc: Soạn thảo văn bản với trình ứng dụng Word, tạo và làm việc trên  bảng tính với trình ứng dụng Excel, Tạo một báo cáo công việc với trình ứng dụng Power Point.

Trình bày các bài toán trên các cấu hình rời rạc là bài toán đếm, bài toán tồn tại, bài toán liệt kê; trên đại số Boole là các khái niệm cơ bản, chuẩn tắc hóa, tối thiểu biểu thức Boole; trên đồ thị là các khái niệm cơ bản về đồ thị, các thuật toán trên đồ thị.

Giới thiệu các khái niệm và các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo. Đây là lĩnh vực cung cấp các kĩ thuật cơ sở làm nền tảng cho việc xây dựng các hệ thống thông minh, có khả năng giải quyết vấn đề tương tự như con người. Học phần đề cập đến các kĩ thuật quyết vấn đề với các chiến lược tìm kiếm, các phương pháp biểu diễn và xử lý tri thức.

Phát triển kỹ năng nghiên cứu, tiếp cận & tìm hiểu các công nghệ mới trong CNTT. Rèn luyện các kỹ năng tư duy cao cấp, khả năng tự học, tự nghiên cứu & ứng dụng công nghệ mới. Tạo điều kiện phát triển kỹ năng giao tiếp qua viết báo cáo & thuyết trình về công nghệ đã nghiên cứu.

Sinh viên được thực tập trong môi trường thực tế của mạng WAN, khảo sát thực tế các thiết bị mạng, cấu hình, quản trị các thiết bị WAN. Viết báo cáo thực tế nhận thức & phân tích kiến trúc mạng được khảo sát.

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản để xây dựng bản vẽ kỹ thuật bao gồm: dụng cụ vẽ, các tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kỹ thuật; các kỹ thuật cơ bản của vẽ hình học: các nguyên tắc biểu diễn không gian hình học, các phép chiếu Điểm Đường thẳng Mặt phẳng, các phép biến đổi, sự hình thành giao tuyến của các mặt. Cách biểu diễn vật thể: điểm, đường, hình chiếu, hình chiếu trục đo, hình cắt và mặt cắt.

Học phần bắt buộc - đại cương

Học phần bắt buộc - đại cương

Học phần bắt buộc - TL Chứng chỉ

Học phần tự chọn BB - Kỹ năng mềm

Học phần bắt buộc - đại cương

Học phần bắt buộc - đại cương

Học phần bắt buộc - đại cương

Học phần bắt buộc - TL Chứng chỉ

Học phần tự chọn BB - Kỹ năng mềm

Học phần bắt buộc - đại cương

Học phần bắt buộc - đại cương

Cấu trúc dữ liệu & giải thuật

Học phần bắt buộc - chuyên ngành

Học phần bắt buộc - chuyên ngành

Học phần bắt buộc - TL Chứng chỉ

Học phần bắt buộc - TL Chứng chỉ

Lập trình hướng đối tượng Java

Học phần bắt buộc - chuyên ngành

Học phần bắt buộc - đại cương

Học phần bắt buộc - đại cương

Học phần bắt buộc - chuyên ngành

Học phần bắt buộc - chuyên ngành

Học phần bắt buộc - chuyên ngành

Học phần bắt buộc - đại cương

Học phần tự chọn BB - chuyên ngành

Học phần tự chọn BB - chuyên ngành

Học phần tự chọn BB - chuyên ngành

Học phần bắt buộc - đại cương

Học phần bắt buộc - TL Chứng chỉ

Học phần tự chọn BB - chuyên ngành

Học phần bắt buộc - chuyên ngành

Học phần bắt buộc - chuyên ngành

Phân tích thiết kế hướng đối tượng

Học phần bắt buộc - chuyên ngành

Học phần bắt buộc - đại cương

Học phần tự chọn BB - chuyên ngành

Học phần bắt buộc - chuyên ngành

Học phần tự chọn BB - chuyên ngành

Học phần bắt buộc - đại cương

Học phần bắt buộc - đại cương

Học phần bắt buộc - chuyên ngành

Học phần tự chọn BB - chuyên ngành

Học phần tự chọn BB - Kỹ năng mềm

Học phần tự chọn BB - chuyên ngành

Học phần tự chọn BB - chuyên ngành

Học phần bắt buộc - chuyên ngành

Học phần bắt buộc - chuyên ngành

Học phần bắt buộc - chuyên ngành

Học phần tự chọn BB - chuyên ngành

Học phần tự chọn BB - Kỹ năng mềm

Học phần bắt buộc - chuyên ngành

Học phần tự chọn BB - chuyên ngành

Học phần bắt buộc - chuyên ngành

Học phần bắt buộc - chuyên ngành

Học phần bắt buộc - chuyên ngành

Học phần bắt buộc - chuyên ngành

Học phần tự chọn BB - chuyên ngành

Học phần tự chọn BB - chuyên ngành

Học phần tự chọn BB - chuyên ngành

Học phần tự chọn BB - chuyên ngành

Học phần bắt buộc - chuyên ngành

Học phần tự chọn BB - chuyên ngành

Học phần tự chọn BB - chuyên ngành

Học phần tự chọn BB - chuyên ngành

Học phần tự chọn BB - chuyên ngành

Học phần tự chọn BB - chuyên ngành

Học phần tự chọn BB - chuyên ngành

Học phần tự chọn BB - chuyên ngành

Học phần tự chọn BB - chuyên ngành

Học phần tự chọn BB - chuyên ngành

Học phần tự chọn BB - chuyên ngành

Thiết kế giao diện người dùng

Học phần tự chọn BB - chuyên ngành

Học phần tự chọn BB - chuyên ngành

Học phần tự chọn BB - chuyên ngành

Học phần tự chọn BB - chuyên ngành

Học phần tự chọn BB - chuyên ngành

Học phần bắt buộc - chuyên ngành

Học phần tự chọn BB - chuyên ngành

Học phần tự chọn BB - Kỹ năng mềm

Kho dữ liệu-Khai phá dữ liệu

Học phần tự chọn BB - chuyên ngành

Học phần tự chọn BB - Kỹ năng mềm

Học phần tự chọn BB - Kỹ năng mềm

Học phần tự chọn BB - chuyên ngành

Phát triển Hệ thống thông tin

Học phần tự chọn BB - chuyên ngành

Học phần tự chọn BB - chuyên ngành

TH Công cụ và MT mã nguồn mở

Học phần tự chọn BB - chuyên ngành

Học phần tự chọn BB - chuyên ngành

Học phần bắt buộc - chuyên ngành

Học phần tự chọn BB - chuyên ngành

Học phần tự chọn BB - chuyên ngành

Học phần bắt buộc - chuyên ngành

Học phần bắt buộc - chuyên ngành

5.      Đội ngũ CBGD và nguồn lực cơ sở vật chất đảm bảo thực hiện CTĐT

a)  Danh sách đội ngũ giảng viên.

Các GV đảm nhiệm việc giảng dạy các HP cơ sở và chuyên ngành:

·         Bộ môn Công nghệ thông tin

ThS. Nguyễn Văn             Lành

ThS. Đỗ Phú                    Huy

ThS. Nguyễn Thị Hà         Quyên

ThS. Lý Quỳnh                 Trân

ThS. Phạm                       Tuấn

ThS. Ninh Văn                  Anh

ThS. Phan Quang            Tùng

ThS. Lê                            Vũ

ThS. Trần Bửu                 Dung

ThS. Nguyễn Văn             Phát

KS. Lê Thiện Nhật            Quang

KS. Phan Thị Diễm          Thúy

ThS. Huỳnh Nhật               Nam

KS. Trương Linh              Giang

ThS. Lê Thị Bích              Tra

·         Bộ môn Điện tử viễn thông

TS. Nguyễn Linh                 Nam

TS. Trần Hoàng                  Vũ

TS. Nguyễn Thị Khánh       Hồng

ThS. Phạm Văn                  Phát

ThS. Hoàng Bá Đại            Nghĩa

b) Các thiết bị thí nghiệm thực hành - phòng thí nghiệm - lab, phòng máy tính

Cơ sở vật chất của Khoa Điện - Điện tử  luôn được chú trọng đầu tư, nâng cấp và đổi mới hằng năm đáp ứng tốt các yêu cầu về giảng dạy, nghiên cứu khoa học. Phòng máy tính của Khoa gồm:

+        Phòng máy vi tính chuyên ngành

+        Phòng thực hành máy vi tính 1

+        Phòng thực hành máy vi tính 2

+        Phòng thực hành máy vi tính 3

+        Phòng thực hành máy vi tính 4

c) Các phương tiện phục vụ đào tạo khác của chuyên ngành

+  Các phần mềm chuyên ngành: Microsoft Office(Word-Excel-Powerpoint-Access): 2007-2013, Unikey, NetBean 8.4, SQL Server 2008R2, Visual Studio 2010,Turbo-C,Code-Block, Dev-CPP, Python, Notepad++, Android Studio, Photoshop, Acrobat Reader, Xampp(PHP, MYSQL), Cisco Package, Adobe Dreamwave, Adobe Flash, VM WorkStation, VM VirtualBox, Star UML, PHPDesign, Eclipse.

Cấp phê duyệt : Đại học Đà Nẵng