Chuyển Xưởng E9

Chuyển Xưởng E9

Có rất nhiều lao động đang có visa E9 muốn chuyển đổi sang visa E7 để tiếp tục làm việc tại Hàn Quốc và được hưởng những quyền lợi tốt hơn. Vậy điều kiện chuyển visa E9 sang E7 là gì? Tham khảo chi tiết những điều kiện cơ bản và bí kíp chuyển đổi thành công hai loại visa này qua bài viết dưới đây.

Địa điểm nộp hồ sơ chuyển visa E9 sang E7

Để đăng ký chuyển đổi từ visa E9 sang visa E7, người lao động và chủ sử dụng lao động cần đồng hành trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan xuất nhập cảnh địa phương hoặc các văn phòng hỗ trợ thủ tục hành chính. Nơi tiếp nhận hồ sơ là ở Đại sứ quán/Lãnh sự quán Hàn Quốc tại Việt Nam, cụ thể:

Điều kiện chuyển visa E9 sang visa E7 mới nhất

Visa E7 là loại visa dài hạn được cấp cho đối tượng có trình độ chuyên môn và tay nghề cao hay còn được gọi là visa kỹ sư Hàn Quốc. Bởi vậy, điều kiện chuyển đổi và xét duyệt visa E7 khó hơn nhiều so với các loại visa lao động thông thường khác. Nếu muốn chuyển đổi từ visa E9 sang E7 các bạn cần đáp ứng được các điều kiện cơ bản dưới đây:

Trường hợp visa E9 không thuộc ngành công nghiệp gốc

Trường hợp visa E9 thuộc các ngành công nghiệp gốc tại Hàn Quốc

Ngoài các điều kiện trên thì thời gian làm việc ở visa E9 tối thiểu là 4 năm. Trong thời gian làm việc, sinh sống tại Hàn lao động không có các hành vi vi phạm pháp luật, cư trú bất hợp pháp.

Một số lưu ý khác để thuận lợi chuyển đổi visa E9 sang E7

Để việc nộp hồ sơ xin chuyển đổi thuận lợi và nhanh có kết quả trả về các bạn cần lưu ý:

Trên đây là những thông tin cập nhật mới nhất về điều kiện chuyển visa E9 sang E7 và một số tip giúp bạn thuận lợi hơn khi chuyển đổi. Việc nắm bắt được các điều kiện chuyển đổi sẽ giúp các bạn chủ động hơn khi chuẩn bị hồ sơ. Chúc các bạn chuyển đổi thành công và tiếp tục phát triển sự nghiệp tại xứ sở kim chi nhé.

Dưới đây là chia sẻ và Hướng dẫn chuyển visa E9 sang E7 của bạn Quang Minh, bạn Minh đã chuyển đổi visa E9 sang E7 thành công năm 2015 mà không phải làm qua văn phòng luật sư nào.

Bạn Minh: Năm 2015 mình có chuyển đổi thành công visa của mình từ visa E9 sang visa E7 mà không phải qua văn phòng luật sư nào cả (Trước đó mình cũng có qua 2 văn phòng luật sư nhưng thấy họ loằng ngoằng quá). Mình sẽ chia sẻ tất cả những gì mình biết về E7 và quá trình chuyển đổi của mình với các bạn. Hy vọng 1 chút kinh nghiệm của mình sẽ giúp được ít nhiều cho những ai đang có kế hoạch thực hiện giấc mơ E7 như mình trước đây. 1. Điều quan trọng thứ nhất là các bạn phải được sự ủng hộ của công ty (của ông chủ). Phần lớn quản lý hay giám đốc công ty bạn đang làm sẽ không biết hết về quy trình chuyển đồi visa E9 sang E7 này, nhưng bạn cứ trình bày bảo : Tôi muốn chuyển visa E9 sang E7 để làm việc lâu dài với ông >> Về cơ bản hướng của họ ok là được, còn làm chi tiết kiểu gì bạn cứ vừa làm vừa tìm hiểu….

Nếu bạn chỉ có bằng cấp 3 thì điều kiện cần có đó là công ty bạn đang làm có thuộc các ngành công nghiệp cơ sở(công nghiệp gốc) hay không. Cái này bạn cứ hỏi giám đốc là chắc nhất (우리회사가뿌리산업에속해요? _ cty mình có thuộc công nghiệp gốc không ạ? Xem thêm >> Danh sách các ngành công nghiệp gốc Hàn Quốc). Như nhiều bạn chắc cũng đã biết nếu cty thuộc công ty làm ngành nghề chính là ngành công nghiệp gốc thì thay vì cần topik 3 các bạn chỉ cần topik 2. Bằng cấp có ở Việt Nam chỉ cần có bằng cấp 3(Không cần bằng Trung cấp _ Cao đẳng _ Đại Học).

Vậy với các bạn làm ở công ty thuộc ngành công nghiệp gốc thì chỉ cần có bằng cấp 3 là cũng có thể làm đượ visa E7 nhé.

4. Công chứng ở sứ Quán, Lãnh sự quán Hàn Quốc tại VN: Nơi công chứng được chia làm 2, đối với các bạn học từ Đà Nẵng trở vào miền Nam thì nơi tiếp nhận hồ sơ và công chứng cho các bạn là Lãnh Sự Quán Hàn Quốc tại TP HCM. Các bạn học từ Huế trở ra Bắc nộp hồ sơ và công chứng ở Đại Sứ Quán Hàn Quốc ở Hà Nội. Trước khi xin xác nhận là bằng thật các bạn phải dịch bằng ra tiếng Hàn Quốc và đưa đi công chứng ở bộ ngoại giao (phải được chứng nhận và gián tem “Chứng nhận hợp pháp hóa lãnh sự”). Các bạn ở phía Bắc có thể công chứng Phòng Tư Pháp của bộ Ngoại Giao ở Chương Mỹ – Hà Nội (Hà Tây cũ). Khi đi làm dịch thuật ở các văn phòng dịch các bạn hãy cứ hỏi họ để được hướng dẫn, thường thì thời gian về Việt Nam làm giấy tờ có ít nên các bạn có thể đề nghị văn phòng dịch thuật làm dịch vụ như vậy nhanh nhất.

Dịch + công chứng luôn bảng điểm hoặc sổ học bạ, khi đến Đại Sứ Quán có cần thì trình luôn.

Khi đến Đại Sứ Quán các bạn sẽ “choáng” với các yêu cầu các loại giấy tờ cần để nhận hồ sơ xin chứng nhận bằng thật: Bằng tốt nghiệp (đã được dịch và chứng ở bộ ngoại giao), bảng điểm(học bạ), sổ học phí, danh sách lớp, hình chụp chung với lớp vào lễ tốt nghiệp, hình chụp lớp học.,thẻ học sinh _ sinh viên, sổ(hóa đơn) học phí, chứng thực tạm trú(do quận, huyện) nơi trường mình theo học cấp…….

Cũng như nhiều bạn mình chỉ giữ lại mỗi cái Bằng tốt nghiệp và cái bảng điểm và khi lên bị hỏi những thứ đó mình cũng quay lại trường để xin nhưng trường không cho bất cứ giấy tờ gì, chỉ nhận được câu trả lời qua qua: “Em đã học xong trường đã cấp bằng cho em, người ta muốn chứng thực thì cứ bảo người ta gửi công văn hoặc gọi điện đến trường, trường sẽ chứng thực cho”. Và mình cũng lên trình bày y chang lại cho chị ở Lãnh Sự Quán như thế và chị ấy cũng vui vẻ giải quyết cho mình. Kinh nghiệm là : nhã nhặn, lịch sự, nhẹ nhàng, lễ phép, ngoan ngoãn, hạ mình để “nhờ” .

Các bạn cứ đem hết tất cả những giấy tờ, hình ảnh liên quan để quá trình học lên để chứng thực mình có học là được. Lưu ý là bằng giả không qua được ải này nhé! JJJJ.

h.고용계약서: Hợp đồng – Chú ý: Nếu hợp đồng của bạn còn ít ngày thì nên bảo công ty ký cho bản hợp đồng mới dài hạn hơn (Khoảng trên 2 năm là tốt nhất), nếu đổi được thì thời hạn hợp đồng chính là thời hạn trong chứng minh. Nếu hợp đồng còn ít thì ít hôm hết sẽ lại phải đi gia hạn chứng minh. Hôm trước tớ không bít nên chỉ có được 6 tháng. Ít hôm lại phải mò lên đi gia hạn mất thời gian lém.

m.추천서: Thư giới thiệu (Có thì tốt hơn – Nội dung là giám đốc viết mấy lời nói là bạn giỏi giang như thế nào, bạn hợp với công việc ở công ty họ. Tay nghề của bạn ra làm sao? Rùi tại sao công ty họ laị cần bạn. Rùi kế hoạch là sẽ sử dụng bạn như thế nào trong thời gian tới đây…. Nên làm thì hồ sơ của bạn sẽ đẹp hơn.

연평균공사금액: Dành cho xây dựng: Bình Quân số tiền thi công của công trường,bình quân 1,2 năm gì đó. Các bạn xây dựng thì các công ty xây dựng đa phần là đạt yêu cầu _ công ty sẽ cho bạn luôn.

y.근로소득세명세서: Bản hóa đơn đóng thuế (Bạn sẽ được cấp khi đóng thuế ở Hàn Quốc)

Trên đây là những dòng chia sẻ, tâm sự của bạn Quang Minh về quá trình chuyển đổi visa E9 sang E7. Đây chỉ là những chia sẻ về quá trình làm thực tế của bạn Minh. Bạn Minh cho biết thêm: Khi làm thì mình vừa làm vừa hỏi những người nhận hồ sơ, những phòng ban và họ sẽ mách cho mình làm từng bước một.

korea.net.vn - Website Tư vấn Du học Hàn Quốc uy tín số 1 tại Việt Nam

Tại sao nên chuyển đổi visa E9 sang E7?

Khi chuyển sang visa E7, người lao động có cơ hội làm việc lâu dài tại Hàn. Bên cạnh đó, visa E7 có nhiều quyền lợi hấp dẫn hơn so với visa E9. Một số quyền lợi của visa E7 có thể kể đến như: