Đặc điểm: Các trường cao đẳng cộng đồng dạy các chương trình cao đẳng hai năm, thường được gọi là bằng Cao đẳng Văn khoa Associate of Arts (AA) hoặc bằng Cao đẳng Khoa học Associate of Science (AS), cùng các chương trình kỹ thuật và dạy nghề. Một số trường cao đẳng cộng đồng đôi khi cũng có dạy một số lượng hạn chế các chương trình cử nhân. Các trường cao đẳng cộng đồng là các trường đặt cơ sở tại một địa phương, có quan hệ chặt chẽ với các trường trung học, các nhóm cộng đồng, và các nhà tuyển dụng, và rất nhiều sinh viên cao đẳng cộng đồng sống gần trường cùng với gia đình của họ.
Đại học bang (Trường công – State Universities):
Đặc điểm: Các đại học bang được chính phủ bang thành lập và tài trợ để giúp cư dân của bang được học tập với chi phí thấp. Các trường này cũng có thể được gọi là trường công để phân biệt với các trường tư. Tên một số trường có ghi thêm “đại học bang” hoặc yếu tố địa lý (ví dụ Đại học Đông Carolina hoặc Đại học bang Tây Connecticut – East Carolina University or Western Connecticut State University).
Sinh viên: Các đại học bang thường rất lớn, có tới 20.000 sinh viên hoặc hơn, và thường nhận sinh viên thuộc nhiều thành phần đa dạng hơn so với các trường đại học tư.
Học phí: Học phí thường thấp hơn so với các trường đại học tư. Ngoài ra, cư dân của bang (người sinh sống và đóng thuế trong bang) đóng học phí thấp hơn nhiều so với sinh viên ngoài bang cũng như sinh viên quốc tế. Sinh viên quốc tế và các sinh viên đến từ các bang khác thường được coi là sinh viên ngoài bang và vì thế không được hưởng mức học phí giảm ở các trường đại học bang. Thêm vào đó, sinh viên quốc tế có thể phải đáp ứng các yêu cầu tuyển sinh đầu vào cao hơn so với sinh viên của bang. Một số ít trường có cho sinh viên quốc tế hưởng mức học phí như cư dân địa phương dựa trên thỏa thuận kết nghĩa giữa hai thành phố hay quốc gia, hoặc các thỏa thuận với các trường ở các nước khác.
Hãy liên hệ với Văn phòng Giáo dục Hoa Kỳ EducationUSA ở chỗ bạn để biết liệu nước của bạn, hoặc một trường ở nước của bạn có ký những thỏa thuận như vậy với các đối tác ở Hoa Kỳ hay không.
Các trường Cao đẳng kỹ thuật và Dạy nghề – Technical and Vocational Colleges
Đặc điểm: Các trường này chuyên đào tạo sinh viên để bắt đầu vào làm việc trong một ngành nghề hoặc để nâng bậc trong ngành nghề đó. Các trường dạy các chương trình cấp chứng chỉ hoặc chương trình ngắn hạn khác để đào tạo sinh viên về lý thuyết một nghề nghiệp hoặc công nghệ cụ thể cũng như cách làm việc với công nghệ đó. Các chương trình thường kéo dài hai năm hoặc ngắn hơn. Có khoảng vài nghìn trường cao đẳng kỹ thuật và dạy nghề trên khắp Hoa Kỳ.
f. Thuế cho tài sản giá trị mà bạn nhặt được
Nếu nhặt được một kho báu dưới biển, bạn sẽ phải trả thuế theo giá trị của kho báu đó
Tiền lệ thu thuế cho tài sản giá trị mà bạn nhặt được bắt đầu ở Mỹ từ năm 1964. Theo đó, nếu bạn nhặt được một tài sản giá trị như một viên kim cương từ khu khai thác mở hay phát hiện kho báu chìm khi lặn xuống biển, IRS sẽ yêu cầu bạn chịu thuế theo giá trị thị trường của món đồ. Dĩ nhiên, món đồ đó thuộc quyền sở hữu của bạn.
Học không lấy bằng ở một trường đại học Hoa Kỳ
Mục đích: Muốn trải nghiệm cuộc sống học đường ở Hoa Kỳ, đồng thời nâng cao kiến thức trong một số môn học nào đó. Điều này chắc chắn là sự bổ sung hữu ích cho trải nghiệm giáo dục của bạn và các trường đại học Hoa Kỳ hoan nghênh các sinh viên như vậy. Hãy viết thư cho trường đại học, giải thích trường hợp của bạn, và yêu cầu thông tin về cách nộp đơn xin học đối với “sinh viên đặc biệt” hoặc “sinh viên học không lấy bằng”.
Trên hành trình tìm kiếm cho con em mình một môi trường giáo dục phù hợp, việc hiểu rõ về hệ thống giáo dục trung học phổ thông ở Mỹ là một bước quan trọng. Từ cơ sở hạ tầng đến chương trình học và các mô hình trường, bài viết này AMVNX sẽ đưa bạn khám phá chi tiết và phân loại rõ ràng về các trường THPT ở Mỹ!
Hệ thống giáo dục phổ thông của Mỹ có nhiều điểm tương đồng với hệ thống giáo dục của Việt Nam, nhưng cũng có những điểm đặc biệt riêng. Chương trình phổ thông ở Mỹ bao gồm 12 lớp, với trung học bắt đầu từ lớp 9.
- Bậc Tiểu học: Từ lớp 1 đến lớp 5, nơi học sinh tiếp cận các kiến thức cơ bản và phát triển kỹ năng sơ đẳng.
- Bậc Trung học cơ sở: Từ lớp 6 đến lớp 8, nơi học sinh tiếp tục phát triển và mở rộng kiến thức cơ bản, chuẩn bị cho giai đoạn trung học phổ thông.
- Bậc Trung học phổ thông: Từ lớp 9 đến lớp 12, tương đương với trung học ở Việt Nam từ lớp 10 đến lớp 12. Giai đoạn này tập trung vào chuẩn bị cho việc tốt nghiệp và tiếp tục học ở bậc sau phổ thông.
- Bậc Cao đẳng (Associate's degree): kéo dài 2 năm, là bậc học cao cấp sau trung học, cung cấp kiến thức chuyên sâu và kỹ năng cụ thể cho nghề nghiệp.
- Bậc Đại học (Bachelor degree): kéo dài 4 năm, là bậc học cao nhất ở mức độ đại học, cung cấp kiến thức rộng rãi và đa dạng, chuẩn bị cho sự nghiệp và sự phát triển cá nhân.
- Bậc Thạc sĩ (Master degree): kéo dài 2 năm, cung cấp kiến thức sâu rộng hơn và chuyên sâu về một lĩnh vực cụ thể, làm nền tảng cho việc tiếp tục nghiên cứu hoặc sự nghiệp chuyên môn.
- Bậc Tiến sĩ (PhD): kéo dài 4 năm hoặc hơn, là bậc học cao nhất, chuyên sâu và phức tạp nhất, đòi hỏi học sinh thực hiện một dự án nghiên cứu độc lập và đóng góp tri thức mới vào lĩnh vực của họ.
Hệ thống này cung cấp một cơ hội phát triển giáo dục toàn diện từ phổ thông đến cao cấp, giúp học sinh và sinh viên phát triển tối đa khả năng của mình và chuẩn bị cho sự nghiệp tương lai.
Trường THPT công lập ở Mỹ được tổ chức và quản lý trực tiếp bởi chính phủ hoặc các cơ quan giáo dục bang. Điều này đồng nghĩa với việc nguồn tài chính của các trường này được hỗ trợ bởi chính phủ, giúp giảm thiểu gánh nặng về học phí đối với học sinh và gia đình.
- Học phí tại các trường công lập ở Mỹ thường dao động trong khoảng từ 18,000 đến 35,000 USD mỗi năm tuỳ thuộc vào vị trí và tiêu chí cụ thể của từng trường. Đây là mức phí thấp hơn so với các trường tư thục.
- Dịch ra tiền Việt Nam, mức học phí này tương đương từ khoảng 400 triệu đến 800 triệu VNĐ mỗi năm.
- Học sinh địa phương: Học sinh sinh sống gần khu vực trường THPT công lập ở Mỹ được ưu tiên tuyển sinh.
- Du học sinh theo hình thức trao đổi (Cultural Exchange): Trong một số trường hợp, các trường công lập ở Mỹ cũng mở cửa cho các du học sinh tham gia các chương trình trao đổi văn hóa.
- Có Visa J-1: Visa ngắn hạn dành cho các chương trình trao đổi văn hóa.
- Nền tảng tiếng Anh khá: Để đảm bảo học sinh có thể theo kịp chương trình học và giao tiếp trong môi trường học tập mới, yêu cầu về trình độ tiếng Anh thường khá cao. Điều này thường được đánh giá thông qua các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS với điểm số trên 6.0.
- GPA từ 7.5 trở lên: GPA (Điểm trung bình tích lũy) là một trong những tiêu chí quan trọng để du học sinh được chấp nhận vào các trường THPT công lập ở Mỹ. Điểm số này thể hiện thành tích học tập của học sinh trong quá trình học ở trường cũ.
Trường THPT tư thục bán trú, hay còn được gọi là Private Schools, là hệ thống các trường cấp 3 ở Mỹ được tổ chức và quản lý hoàn toàn bởi các tổ chức tư nhân, không phụ thuộc vào sự quản lý của địa phương hay chính phủ. Học sinh tham gia các trường này chỉ cần đến trường vào ban ngày, trong khi thời gian không học chính khóa có thể dành để tự học hoặc tham gia các hoạt động ngoại khoá do nhà trường tổ chức.
- Điểm khác so với trường công lập: Học sinh sẽ được ở tại nhà của các gia đình người bản địa, thay vì sống trong ký túc xá trường như ở các trường công lập. Điều này giúp du học sinh tiếp xúc nhiều hơn với nền văn hoá và cuộc sống của người Mỹ, tạo điều kiện tốt hơn cho sự hòa nhập và trải nghiệm văn hóa.
- Thông tin về học phí: Học phí tại các trường tư thục bán trú thường nhỉnh hơn một chút so với các trường công lập, do không nhận được sự trợ cấp từ chính phủ. Mức học phí này dao động trong khoảng từ 25,000 đến 30,000 USD mỗi năm, tương đương với trên dưới 600 triệu VNĐ.
- Điều kiện: Học sinh quốc tế chỉ cần xin Visa F-1 (Visa học sinh) để tham gia học tại các trường tư thục bán trú ở Mỹ, không cần phải gia hạn hàng năm như Visa J-1.
- GPA tối thiểu đạt 6.5: GPA là một trong những yếu tố quan trọng để được chấp nhận vào các trường tư thục bán trú. Điểm số này thể hiện thành tích học tập của học sinh và ảnh hưởng đến quá trình xin visa và tuyển sinh.
Trường THPT tư thục nội trú, hay còn gọi là Boarding Schools, là một mô hình trường tư thục khác biệt với trường tư thục bán trú ở chỗ học sinh sẽ ăn uống và sinh hoạt tại các kí túc xá ngay trong khuôn viên của trường cấp 3 ở Mỹ. Điều này tạo điều kiện cho một môi trường học tập và sống đầy đủ, và trường thường tổ chức các hoạt động ngoại khoá và giải trí cuối tuần để tăng sự gắn kết của học sinh sống trong ký túc xá.
- Thông tin về học phí: Các Boarding Schools thường có học phí cao nhất so với hai mô hình trường khác. Mức học phí có thể lên đến 60,000 USD mỗi năm do phải bao gồm các chi phí liên quan đến chỗ ở, an ninh, phòng gym và các tiện ích khác trong khuôn viên trường. Tuy nhiên, hầu hết các trường cấp 3 ở Mỹ vẫn luôn có các chương trình học bổng hỗ trợ dành cho các học sinh quốc tế có ý định theo học tại đây.
+ GPA trên 6.5: GPA là một trong những tiêu chí quan trọng để được chấp nhận vào các trường Boarding Schools. Điểm số này thể hiện thành tích học tập của học sinh trong quá trình học ở trường cũ.
+ Có chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế hoặc làm một bài SLEP (Secondary Level English Proficiency Test) để kiểm tra trình độ Tiếng Anh. Điều này đảm bảo rằng học sinh có khả năng giao tiếp và hòa nhập vào môi trường học tập mới.