Bình Thuận Giáp Với Tỉnh Nào

Bình Thuận Giáp Với Tỉnh Nào

Nhà thờ Chính tòa giáo phận Kon Tum

Đặc điểm địa lý nổi bật tại đất nước Phần Lan

Sau khi nắm rõ Phần Lan giáp nước nào? Các bạn hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu một số đặc điểm nổi bật của địa lý đất nước Phần Lan ngay dưới đây:

Về biên giới: Biên giới của Phần Lan gồm có Nga 1.340km, Thụy Điển 614km và Nauy 727km.

Về khí hậu: Phần Lan thuộc kiểu khí hậu ôn đới. Cận Bắc cực có mùa đông lạnh giá từ -3 độ C đến -14 độ C. Riêng mùa hè, nhiệt độ dao động từ 13 đến 17 độ C.

Về tài nguyên thiên nhiên: Đá vôi, vàng, niken, crom, kẽm, chì, đồng đỏ, quặng sắt, gỗ xây dựng.

Cảng biển và một số ga chính: Helsinki, Hanko, Pori, Naantali, Rauma, Raahe, Turku…

Đất nước Phần Lan có nhiều rừng với 3/4 diện tích đất nước. Bình quân diện tích rừng tại Phần Lan là 4 ha rừng/người. Con số này cao gấp 15 lần so với mức trung bình các nước Tây Âu và dẫn đầu thế giới.

Tỉnh nào có đường biên giới dài nhất Việt Nam? Biên giới giáp với nước nào?

Tỉnh có đường biên giới dài nhất Việt Nam là Nghệ An, với chiều dài 419,3 km. Biên giới của Nghệ An giáp với nước Lào.

- Nghệ An là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam, có diện tích lớn nhất cả nước (16.490 km²). Phía Bắc của Nghệ An giáp với tỉnh Thanh Hóa, phía Tây giáp với tỉnh Lào Cai, phía Tây Nam giáp với tỉnh Kon Tum, phía Nam giáp với tỉnh Quảng Bình và phía Đông giáp với biển Đông.

- Biên giới của Nghệ An với Lào bắt đầu từ điểm giao nhau giữa sông Hiếu và biên giới Việt Nam - Lào, kéo dài theo hướng Bắc - Nam đến điểm giao nhau giữa sông Lam và biên giới Việt Nam - Lào.

Biên giới này có tổng chiều dài 419,3 km, trải dài qua 11 huyện, thành phố của Nghệ An, bao gồm: Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong, Quỳ Hợp, Tân Kỳ, Anh Sơn, Yên Thành, Đô Lương, Thanh Chương, Nam Đàn và Nghi Lộc.

- Biên giới giữa Nghệ An và Lào có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, văn hóa và an ninh quốc phòng. Đây là tuyến giao thông huyết mạch nối liền hai nước Việt Nam và Lào, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương, du lịch và hợp tác phát triển giữa hai nước.

Tỉnh nào có đường biên giới dài nhất Việt Nam? Biên giới giáp với nước nào? (hình từ Internet)

Hệ thống chính trị đất nước Phần Lan

Hiến pháp của đất nước Phần Lan được ban hành vào ngày 17/7/1917 quy định quốc gia này theo chế độ cộng hòa. Quyền lập pháp của Phần Lan thuộc về Quốc hội, tổng tổng. Quyền hành pháp Phần Lan thuộc về tổng thống và chính phủ.Quốc hội một Viện tại Phần Lan có đến 200 nghị sĩ với nhiệm kỳ 4 năm. Tất cả được bầu cử theo phổ thông đầu phiếu.

Mong rằng với chia sẻ trên của AFL sẽ giúp các bạn có được câu trả lời chính xác về Phần lan giáp nước nào? Nếu còn điều gì thắc mắc về đất nước Phần Lan, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ sau để được hỗ trợ kịp thời.

Tình hình kinh tế xã hội tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2022

Tổng sản phẩm (GRDP) 6 tháng đầu năm 2022 ước tính tăng 6,44% so với cùng kỳ năm 2021. Trong mức tăng chung, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,49%, đóng góp 0,89 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,65%, đóng góp 2,14 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 9,76%, đóng góp 3,39 điểm phần trăm; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 0,36%, đóng góp 0,03 điểm phần trăm.

Tốc độ tăng trưởng GRDP 6 tháng đầu năm 2017-2022

II. Nông, lâm nghiệp và thủy sản

Sản xuất nông nghiệp sáu tháng đầu năm 2022 trong điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi; tình hình chăn nuôi duy trì ổn định, đàn lợn và đàn gia cầm chuyển dịch theo hướng giảm dần chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi quy mô lớn, áp dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất, kiểm soát dịch bệnh và bảo đảm đầu ra cho sản phẩm. Sản lượng khai thác thủy sản giảm do ngư trường ít thuận lợi cùng với đó là giá xăng, dầu tăng cao ảnh hưởng đến việc ra khơi khai thác của ngư dân.

- Vụ đông xuân: Kết thúc vụ đông xuân với tổng diện tích gieo trồng đạt 51.027,6 ha, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2021. Cây lương thực diện tích đạt 42.464,9 ha, tăng 6,6% so với cùng kỳ 2021; sản lượng lương thực đạt 290.991 tấn, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2021 (trong đó cây lúa diện tích đạt 39.456,5 ha, tăng 8%, năng suất đạt 67,2 tạ/ha, sản lượng đạt 265.228,9 tấn, tăng 8,2%; cây bắp diện tích đạt 3.008,4 ha, giảm 8,7%, năng suất ước đạt 85,6 tạ/ha, tăng 0,2%, sản lượng đạt 25.762 tấn, giảm 8,5%). Nhóm cây chất bột, chủ yếu là khoai lang, diện tích đạt 131,3 ha, giảm 3,9%; năng suất ước đạt 59,9 tạ/ha, giảm 0,1% và sản lượng đạt 787 tấn, giảm 1,1%. Cây rau, đậu các loại và hoa diện tích gieo trồng đạt 6.048,9 ha, tăng 12,6% (trong đó rau các loại đạt 3.406,9 ha, tăng 8,1%; năng suất đạt 114,2 tạ/ha, tăng 2,2%; sản luợng đạt 38.922,6 tấn, tăng 10,5%).

Đã chuyển đổi 3.794 ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng các cây ngắn ngày khác. Chương trình xã hội hoá giống lúa được chú trọng triển khai; toàn tỉnh đã thực hiện 609 ha giống lúa xác nhận, đồng thời xây dựng cánh đồng lớn gắn liên kết Doanh nghiệp đầu tư - tiêu thụ lúa thương phẩm 1.790 ha và tiếp tục duy trì 3.000 ha lúa chất lượng cao tại huyện Tánh Linh.

- Tiến độ sản xuất vụ hè thu: Nguồn nước thuận lợi một số huyện như Bắc Bình, Tánh Linh đã triển khai xuống giống sớm tập trung, đồng loạt. Ước tính đến ngày 15/6/2022 toàn tỉnh xuống giống vụ hè thu đạt 54.108 ha, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó diện lúa xuống giống đạt 35.875,8 ha, tăng 5,8%; cây bắp đạt 5.997 ha, tăng 6,8%; cây đậu phụng đạt 2.255,7 ha, tăng 0,9%; cây lang đạt 178,1 ha, giảm 3,7%; cây rau các loại đạt 3.082 ha, giảm 10,6%; cây đậu các loại đạt 2.848,1 ha, giảm 12,6%.

Sáu tháng đầu năm 2022 chủ yếu tập trung chăm sóc diện tích các loại cây lâu năm hiện có. Thị trường xuất khẩu hàng nông sản gặp nhiều khó khăn; giá phân bón đầu vào phục vụ cho sản xuất nông nghiệp tăng cao, giá đầu ra của một số sản phẩm cây lâu năm giảm; cùng với lượng mưa ít nên việc phát triển diện tích trồng mới cây lâu năm chậm. Diện tích trồng cây lâu năm 6 tháng đầu năm 2022 ước đạt 109.300,3 ha, giảm 0,3% so với cùng kỳ năm 2021. Diện tích, sản lượng một số cây trồng chính như sau:

- Thanh long: Diện tích ước đạt 30.788,2 ha, giảm 7,6% so với cùng kỳ năm 2021; nguyên nhân giảm do sản lượng đầu ra khó tiêu thụ, giá bán sản phẩm giảm, chi phí đầu vào như phân bón, thuốc trừ sâu tăng dẫn đến người dân giảm diện tích trồng, chuyển diện tích sang trồng cây khác hoặc bỏ hoang. Sản lượng thu hoạch 6 tháng đầu năm ước đạt 324.000 tấn, giảm 4,5% so với cùng kỳ năm 2021. Đến thời điểm 15/6/2022, toàn tỉnh có 11.029,1 ha được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGap (trong đó Hàm Thuận Nam 6.654,6 ha, Hàm Thuận Bắc 3.423,4 ha, Bắc Bình 550,4 ha, Phan Thiết 43,2 ha, Hàm Tân 97,2 ha, La Gi 177,1 ha, Tuy Phong 83,4 ha).

- Cây điều: Diện tích ước đạt 18.386 ha, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 2021. Sản lượng thu hoạch 6 tháng đầu năm ước đạt 14.300 tấn, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2021; trong những năm gần đây một số địa phương triển khai trồng điều ghép năng suất thu hoạch được cải thiện hơn, tuy nhiên diện tích điều trên địa bàn tỉnh chủ yếu là các giống điều truyền thống, năng suất thấp, trồng trên đất bạc màu nên hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao.

- Cây tiêu: Diện tích ước đạt 1.123,5 ha, giảm 4,2% so với cùng kỳ năm 2021. Sản lượng thu hoạch 6 tháng đầu năm ước đạt 1.450 tấn, giảm 4,9% so với cùng kỳ 2021; nguyên nhân do giá tiêu thấp trong thời gian dài nên người trồng tiêu chặt bỏ một số diện tích tiêu già.

- Cao su: Diện tích ước đạt 44.081,5 ha, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2021. Sản lượng ước đạt 6 tháng đầu năm ước đạt 14.500 tấn, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm 2021; sản phẩm thu hoạch chủ yếu tiêu thụ trong nước; dự tính trong thời gian đến diện tích trồng mới trên địa bàn tỉnh sẽ tăng nhẹ.

- Các loại cây lâu năm còn lại đang được chăm sóc và phát triển bình thường, diện tích biến động không đáng kể.

Công tác dự báo và ngăn ngừa dịch bệnh trên cây trồng được theo dõi, triển khai thường xuyên. Tình hình sâu bệnh trên cây trồng trong 6 tháng đầu năm so cùng kỳ năm trước, cụ thể:

- Cây lúa: Diện tích nhiễm rầy 117 ha; bệnh đạo ôn lá nhiễm 1.007 ha; bệnh bạc lá và khô đầu lá do vi khuẩn 427 ha, bệnh gây hại nặng trên những ruộng lúa sạ dày, đặc biệt là bón nhiều phân đạm và phun chưa đúng thuốc đặc trị bệnh do vi khuẩn gây ra; bệnh sâu cuốn lá nhiễm 257 ha; bệnh sâu đục thân nhiễm 996 ha; chuột gây hại 405 ha.

- Cây thanh long: Bệnh đốm nâu cành, quả diện tích nhiễm 2.048 ha; bệnh thối rễ, tóp cành phát sinh và gây hại có chiều hướng tăng trên các vườn thanh long vào những tháng đầu năm 2022, diện tích nhiễm 1.243 ha.

- Cây điều và cây tiêu: Bệnh thán thư diện tích nhiễm 380 ha, bọ xít muỗi gây hại nhiễm 385 ha, bệnh chết chậm 40 ha.

- Cây trồng khác: Trên cây bắp sâu xám là đối tượng gây hại chính và phổ biến với diện tích nhiễm 100 ha. Cây mì bệnh khảm lá virus vẫn là đối tượng dịch hại chính, diện tích nhiễm là 710 ha.

* Tình hình thủy lợi phục vụ sản xuất: Tính đến ngày 31/5/2022, diện tích tưới lúa, hoa màu vụ Hè thu 2022 thuộc hệ thống công trình thủy lợi đạt 22.049 ha/31.845 ha, đạt 69,2% kế hoạch; diện tích tưới thanh long và cây ăn quả đạt 21.090 ha/21.090 ha, đạt 100% kế hoạch. Tổng lượng nước thô từ công trình thủy lợi, thủy điện cung cấp phục vụ sinh hoạt, hoạt động công nghiệp từ đầu năm đến nay đạt 11.166.000 m3/12.324.000 m3, đạt 90,6% kế hoạch.

* Tình hình thiệt hại do thiên tai: Trong tháng xảy ra 3 vụ thiên tai do mưa lớn kèm lốc xoáy cục bộ trên địa bàn huyện Tánh Linh và Bắc Bình làm tốc mái 2 chuồng bò với tổng diện tích khoảng 24 m2; ngập úng 370 ha lúa hè thu.

2. Chăn nuôi (tại thời điểm 15/6/2022)

Tình hình chăn nuôi 6 tháng đầu năm 2022 tiếp tục được duy trì ổn định; đàn trâu giảm nhẹ, đàn bò phát triển và có khuynh hướng tăng; chăn nuôi lợn phát triển khá, giá thịt hơi vẫn đang ở mức cao nên nhiều doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi mở rộng tái đàn; chăn nuôi gia cầm phát triển thuận lợi, tình hình dịch bệnh trên đàn gia cầm cơ bản được kiểm soát tốt, nhiều trang trại nuôi gà công nghệ cao được thành lập mới.

- Chăn nuôi trâu, bò: Ước đàn trâu có 8.500 con, giảm 1,8% so với cùng kỳ năm 2021, mặc dù giá thịt trâu hơi cao, thị trường tiêu thụ khá tốt, tuy nhiên do khả năng tăng đàn chậm. Chăn nuôi bò phát triển khá, tạo thu nhập ổn định cho người dân, toàn tỉnh có 174.000 con, tăng 1,8% so với cùng kỳ năm 2021.

- Chăn nuôi lợn: Toàn tỉnh có 323.900 con (không tính lợn con chưa tách mẹ), tăng 7% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó số lượng đàn lợn của doanh nghiệp là 148.395 con, chiếm 46% trong tổng đàn; còn lại 175.505 con là của nông hộ, trang trại, chiếm 54% trong tổng đàn (cùng kỳ năm 2021 số lượng đàn lợn của doanh nghiệp 118.125 con, chiếm 39%; còn lại 184.706 con là của nông hộ, trang trại, chiếm 61% trong tổng đàn). Đàn lợn có khuynh hướng giảm dần ở nông hộ và tăng dần ở doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi quy mô lớn; nguyên nhân do trong những năm gần đây quá trình đô thị hoá, các hộ chăn nuôi lợn nằm trong khu dân cư, ô nhiễm nên một số địa phương như Phan Thiết, La Gi nghỉ dần, chăn nuôi hộ dễ phát sinh bệnh dịch, không chủ động được đầu ra, dễ bị thua lỗ mỗi khi rớt giá; ngược lại ở  các trang trại, doanh nghiệp có cơ sở vật chất, kỹ thuật cao, kiểm soát được bệnh dịch, từ khâu chăn nuôi đến khi tiêu thụ, sản xuất sản phẩm từ thịt được thực hiện theo dây chuyền khép kín, chủ động được nguồn cung nên không bị ảnh hưởng nhiều về giá đầu ra.

- Chăn nuôi gia cầm: Trong những tháng đầu năm 2022 chăn nuôi gia cầm phát triển khá tốt, dịch bệnh được kiểm soát, giá cả và tình hình tiêu thụ ổn định nhiều cơ sở chăn nuôi mạnh dạn mở rộng quy mô đàn. Toàn tỉnh có 4.897,1 ngàn con, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó đàn gà có 3.742 ngàn con, tăng 22,7%; đàn vịt 980 ngàn con, giảm 3,9%; đàn ngan 39 ngàn con, giảm 11,4%; đàn ngỗng 2,1 ngàn con, giảm 8,7%; đàn chim cút 125 ngàn con, tăng 0,8%; đàn bồ câu 9 ngàn, bằng so với cùng kỳ năm 2021.

- Đàn gia súc khác (dê, cừu,...): Ước có 38.250 con dê, cừu; tăng 0,9% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, đàn dê 35.200 con, tăng 1,1%; đàn dê tăng nhẹ do thị trường tiêu thụ đầu ra ổn định, giá cao đã khuyến khích người chăn nuôi phát triển tổng đàn.

* Công tác tiêm phòng, kiểm dịch động vật

Trong tháng trên địa bàn tỉnh không xuất hiện các ổ dịch bệnh nguy hiểm như: Cúm gia cầm; bệnh viêm da nổi cục trâu, bò; bệnh lở mồm long móng ở gia súc; bệnh tai xanh trên heo. Một số bệnh truyền nhiễm khác có xảy ra trên đàn gia súc, gia cầm nhưng ở mức độ lẻ tẻ không lây lan thành dịch.

- Công tác tiêm phòng vắc xin: Đã tổ chức tiêm phòng 1.510,7 ngàn liều. Trong đó trâu, bò 9,1 ngàn liều; lợn 34,4 ngàn liều; gia cầm 1.466,3 ngàn liều. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022 đã tiêm phòng 10.859,1 ngàn liều; trong đó trâu, bò 136,8 ngàn liều; lợn 264,7 ngàn liều; đàn gia cầm 10.446,3 ngàn liều.

- Kiểm dịch động vật: Đã kiểm dịch 129,8 ngàn con lợn; 176 con trâu bò; 253,5 ngàn con gia cầm; 361 tấn thịt các loại; 242,7 ngàn quả trứng gia cầm; 49,5 tấn thịt sơ chế. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022 đã kiểm dịch 749,6 ngàn con lợn; 2,1 ngàn con trâu bò; 2.317,7 ngàn con gia cầm; 1.815,6 tấn thịt các loại; 19,6 triệu quả trứng gia cầm; 294,3 tấn thịt sơ chế.

- Kiểm soát giết mổ: Đã kiểm soát giết mổ 390 con trâu bò; 4,5 ngàn con lợn; 1,2 ngàn con gia cầm; 242 con dê. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022 kiểm soát 1,3 ngàn con trâu bò; 22,6 ngàn con lợn; 13,5 ngàn con gia cầm; 1,1 ngàn con dê.

- Công tác trồng rừng: Trong tháng 6/2022 đã triển khai trồng 246 ha rừng sản xuất; lũy kế 6 tháng đầu năm 2022 diện tích rừng trồng mới sản xuất đạt 520 ha. Các đơn vị chủ rừng và các doanh nghiệp gieo tạo được 3,28 triệu cây keo lai, bạch đàn, phi lao, giáng hương. Chăm sóc rừng trồng trên diện tích 4.457 ha. Thực hiện giao khoán bảo vệ rừng chuyển tiếp đạt 133.235,8 ha.

- Công tác phòng cháy chữa cháy rừng: Tính đến ngày 10/6/2022 trên địa bàn tỉnh xảy ra 05 trường hợp cháy thực bì dưới tán rừng (lá, cỏ khô...) với diện tích 4,8 ha, đã kịp thời chữa cháy nên không ảnh hưởng tài nguyên rừng.

- Công tác quản lý, bảo vệ rừng: Trong 6 tháng đầu năm (tính đến ngày 10/6/2022) đã phát hiện 127 vụ vi phạm; trong đó phá rừng trái pháp luật 20 vụ, diện tích 5,8 ha; khai thác gỗ và lâm sản khác 36 vụ; mua bán vận chuyển lâm sản trái pháp luật 33 vụ; vi phạm khác 38 vụ. Đã và đang xử lý vi phạm hành chính 84 vụ; lâm sản tịch thu gồm 61,6 m3 gỗ các loại.

- Nuôi trồng thủy sản: Tình hình nuôi trồng thủy sản thuận lợi do nguồn nước ở các hồ đập được cung cấp đầy đủ, trong tháng tình hình dịch bệnh nghiêm trọng trên thủy sản không xảy ra. Diện tích nuôi trồng trong tháng ước đạt 267,2 ha, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2021. Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2022 ước đạt 1.411,8 ha, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2021 (trong đó diện tích nuôi cá đạt 1.037 ha, tăng 3%; diện tích nuôi tôm đạt 367,4 ha, tăng 4,3%).

Sản lượng nuôi trồng trong tháng ước đạt 1.609,8 tấn, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm 2021; lũy kế 6 tháng đầu năm 2022 ước đạt 5.714,3 tấn, tăng 2,1% so với cùng kỳ năm 2021 (trong đó cá các loại ước đạt 1.816 tấn, tăng 2,5%; tôm nuôi nước lợ ước đạt 3.875,8 tấn, tăng 1,8%). Giá tôm thương phẩm duy trì ở mức cao nên các hộ nuôi đã tăng cường thả giống nuôi.

- Sản lượng khai thác: Trong 6 tháng đầu năm 2022 giá nguyên liệu xăng dầu tăng cao nên số lượng tàu thuyền tham gia khai thác thủy sản trên biển giảm. Ngư trường khai thác chủ yếu tập trung tại các vùng lộng và ven bờ trong tỉnh, đặc biệt các tàu câu khơi, chụp mực, vây rút chì và tàu dịch vụ hậu cần thường xuyên hoạt động tại vùng biển trường sa, nhà giàn ĐK1. Sản lượng thủy sản khai thác trong tháng ước đạt 22.971,6 tấn, giảm 1,1% so với cùng kỳ năm 2021; lũy kế 6 tháng đầu năm 2022 ước đạt 106.463,5 tấn, giảm 0,1% so với cùng kỳ năm 2022 (trong đó khai thác biển ước đạt 106.200,3 tấn, giảm 0,1%); giảm chủ yếu ở các nhóm thủy sản như cá thu giảm 15,6%, tôm giảm 33,1%, thủy sản khác giảm 11,5%.

- Sản xuất giống thuỷ sản: Thực hiện công tác kiểm tra cấp mới và kiểm tra duy trì điều kiện đối với cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản. Thẩm định định kỳ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở nuôi thương phẩm. Cấp giấy xác nhận đăng ký nuôi trồng đối với nuôi lồng bè trên biển và đối tượng nuôi chủ lực. Tăng cường công tác quản lý chất lượng giống thuỷ sản, nhất là giống tôm bố mẹ. Theo dõi chặt chẽ tình hình các vùng nuôi trồng thủy sản, thu mẫu quan trắc, cảnh báo môi trường vùng nuôi. Trong 6 tháng đầu năm 2022 đã kiểm tra điều kiện và cấp mới giấy chứng nhận cho 03 cơ sở sản xuất, ương dưỡng tôm giống và kiểm tra duy trì điều kiện cho 55/106 cơ sở sản xuất tôm giống phải tiến hành kiểm tra duy trì điều kiện trong năm 2022. Sản lượng tôm giống sản xuất trong tháng ước đạt 2,6 tỷ con, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2021; lũy kế 6 tháng đầu năm 2022 ước đạt 12,2 tỷ con, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2021.

- Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản: Tiếp tục triển khai thực hiện công tác đăng kiểm tại địa bàn huyện; trang bị an toàn cho tàu cá khi hoạt động trên biển. Các đơn vị chức năng tổ chức các lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ thuyền viên tàu cá (thuyền trưởng, máy trưởng, thợ máy) cho ngư dân theo quy định. Thực hiện đăng kiểm tàu cá thường kỳ tại địa phương; uớc kết quả thực hiện đăng kiểm tính đến ngày 10/6/2022 đạt 1.295/3.862 chiếc, đạt tỉ lệ 33,52%, tương đương so cùng kỳ năm 2021. Công tác tổ chức sản xuất trong khai thác theo hình thức tổ đội sản xuất được quan tâm, tiếp tục duy trì hoạt động 129 tổ đoàn kết/982 thuyền/4.910 lao động và 05 nghiệp đoàn nghề cá. Thực hiện công tác đăng ký tàu cá, cấp giấy phép khai thác, cấp chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác, giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP tàu cá; hỗ trợ các tổ chức, cá nhân theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg. Tổ chức tuyên truyền các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh. Tham mưu triển khai các nhiệm vụ, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Từ đầu năm đến nay thông qua công tác nghiệp vụ và nhiều kênh thông tin, lực lượng chức năng của tỉnh phát hiện 01 trường hợp/02 tàu cá Bình Thuận bị nước ngoài bắt giữ. Đã phát hiện và xử phạt 93 trường hợp vi phạm nguồn lợi thủy sản, với các hành vi: tàng trữ ngư cụ cấm sử dụng, sai nghề ghi trong giấy phép khai thác thủy sản, không chứng chỉ thuyền trưởng máy trưởng, sai vùng khai thác.

5. Công tác ứng dụng KHCN và khuyến nông vào sản xuất

Triển khai các mô hình: Mô hình sản xuất lúa cải tiến SRI hướng an toàn định hướng hữu cơ theo liên kết chuỗi; quy mô 16 ha/17 hộ; kết quả năng suất lúa khô đạt 5 tấn/ha (ngoài mô hình đạt 4,7 tấn/ha); lợi nhuận ruộng mô hình cao hơn 3,1 triệu đồng/ha, tăng 49,2% so với ruộng ngoài mô hình. Mô hình sản xuất lúa cải tiến SRI theo liên kết chuỗi; quy mô 5 ha/10 hộ, kết quả năng suất đạt 3,7 tạ/ha (khô). Mô hình thâm canh cây bí hồ lô theo hướng an toàn trên đất kém hiệu quả theo liên kết chuỗi; quy mô 0,65 ha/7 hộ, hiện nay đã thu hoạch đợt 1 (0,35 ha), năng suất đạt 450 kg/sào. Mô hình nhân giống siêu nguyên chủng, thực hiện trong vụ đông xuân và vụ hè thu giống lúa ML48, ML214 và ML202 trên tổng diện tích 4 ha; thu hoạch vụ đông xuân đạt sản lượng 4 tấn. Mô hình nuôi cá chình thương phẩm trong lồng bè bằng thức ăn công nghiệp theo liên kết chuỗi; quy mô diện tích 10 m3, hiện nay tỷ lệ sống đạt hơn 80%, trọng lượng trung bình 1,68kg/con. Tiếp tục thực hiện dự án “Mô hình trồng và thâm canh cây thanh long theo giàn kết hợp tưới nước tiết kiệm được chứng nhận GlobalGap” năm 2022.

Tập trung phát triển, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh; toàn tỉnh hiện có 02 Liên hiệp HTX, 149 HTX nông nghiệp (28 HTX nông nghiệp, 08 HTX chăn nuôi, 21 HTX thủy sản, 01 HTX diêm nghiệp, 01 HTX nước sạch và 90 HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp); 700 Tổ hợp tác và 423 mô hình sản xuất nông nghiệp đạt tiêu chí trang trại (chăn nuôi 98 trang trại, thủy sản 40 trang trại, trồng trọt 275 trang trại và 10 trang trại tổng hợp).

Tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. Trong 6 tháng đầu năm 2022 tình hình thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới của tỉnh tiếp tục được chú trọng triển khai; các ngành chức năng tham mưu, cụ thể hóa hệ thống văn bản của Trung ương thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.

III. Công nghiệp - xây dựng; đăng ký kinh doanh; đăng ký đầu tư

Tình hình hoạt động công nghiệp trong 6 tháng năm 2022 có sự tăng trưởng ổn định, đặt biệt là sự chuyển dịch tăng trưởng từ ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí sang ngành công nghiệp chế biến chế tạo. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 6 ước so với cùng kỳ tăng 12,83%. Trong đó ngành công nghiệp khai khoáng tăng 3,91%; ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng 5,92%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí hoạt động ổn định và tăng 11,62%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 2,02%.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022 chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước so với cùng kỳ tăng 2,07%. Trong đó ngành khai khoán và công nghiệp chế biến, chế tạo tăng cao (ngành khai khoán tăng 19,20%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 13,69%); ngành cung cấp nước hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,79; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí giảm 1,07%.

Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010) tháng 6 ước đạt 3.572,17 tỷ đồng, tăng 4,23% so với tháng trước và tăng 10,46% so cùng kỳ năm 2021. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022 ước đạt 19.698 tỷ đồng, đạt 50,9% kế hoạch năm, tăng 8,42% so với cùng kỳ năm 2021; trong đó: Công nghiệp khai khoáng 1.120 tỷ đồng, tăng 40,88%; công nghiệp chế biến chế tạo 9.592 tỷ đồng, tăng 15,59%; sản xuất và phân phối điện đạt 8.844 tỷ đồng, giảm 1,08%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý nước thải, rác thải đạt 142 tỷ đồng, tăng 5,11%.

* Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu

- Sản phẩm thủy sản đông lạnh: 6 tháng năm 2022 sản lượng đạt 18.387 tấn, tăng 17,88% so với cùng kỳ;

- Sản phẩm thức ăn cho gia súc: Dự ước 6 tháng đầu năm 2022 sản lượng đạt 216,5 ngàn tấn, tăng 18,93% so với cùng.

- Đá, cát sỏi 6 tháng đầu năm 2022 sản lượng đạt 4.301 ngàn m3, tăng 92,97% so với cùng kỳ, mức tăng cao do Bình Thuận đang triển khai thi công tuyến đường cao tốc và một số tuyến đường trong tỉnh.

- Sản phẩm điện sản xuất: Dự ước 6 tháng đầu năm 2022 sản lượng đạt 16.371 triệu kwh, giảm 1,84% so với cùng kỳ do Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4 giảm sản lượng sản xuất theo sản lượng điện được phân bổ từ Trung tâm điều độ năng lượng quốc gia.

- Sản phẩm trang phục: 6 tháng đầu năm 2022 sản lượng đạt 16.317 ngàn cái, tăng 26,14% so với cùng kỳ, do cùng kỳ các doanh nghiệp may ảnh hưởng dịch Covid-19 nên sản xuất thấp.

- Sản phẩm nước khoáng: 6 tháng đầu năm 2022 sản lượng đạt 54,6 triệu lít, tăng 4,38% so với cùng kỳ.

* Tình hình xu hướng sản xuất kinh doanh ngành chế biến, chế tạo

Sản xuất kinh doanh quý II/2022 so với quý trước: Qua khảo sát các doanh nghiệp thuộc ngành chế biến chế tạo cho thấy có 33,33% doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh tốt hơn quý trước; 21,21% đánh giá khó khăn và 45,45% số doanh nghiệp cho rằng ổn định.

Dự kiến tình hình sản xuất kinh doanh quý III so với quý II năm 2022: Có 92,43% doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh ổn định và tốt hơn, trong đó có 57,58% doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt hơn; 34,85% doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh ổn định và 7,58% dự báo khó khăn hơn.

* Tình hình hoạt động của các khu công nghiệp (KCN)

Trong 6 tháng đầu năm 2022, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCN khá ổn định; một số doanh nghiệp về thủy sản, gỗ, da giày tăng công suất, có nhu cầu tuyển thêm lao động để sản xuất. Các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng như thùng giấy carton tăng trưởng chậm do tác động của dịch bệnh Covid-19, thị trường xuất khẩu Trung Quốc gặp khó khăn...

Hoạt động doanh thu của các doanh nghiệp ước đạt 3.650 tỷ đồng, tăng 45,4% so với cùng kỳ, đạt 54% kế hoạch; xuất khẩu ước đạt 105 triệu USD, tăng 47% so với cùng kỳ, đạt 54,4% kế hoạch; nộp ngân sách ước đạt 55 tỷ đồng, tăng 32,5%, đạt 50% kế hoạch năm. Công tác chuẩn bị đầu tư ở một số KCN tiếp tục được đẩy mạnh; tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng các KCN được quan tâm triển khai thực hiện; nhiều dự án thứ cấp hoàn thành thủ tục đầu tư, đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng và đi vào hoạt động

Trong quý II năm 2022, hoạt động xây dựng tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình. Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2022 giá trị sản xuất theo giá hiện hành ước đạt 6.505,1 tỷ đồng, tăng 19,8% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước đạt 4.433,9 tỷ đồng (chiếm 68,2% của toàn ngành); khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 132,6 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 2%) giảm 25%; loại hình kinh tế khác ước đạt 1.938,5 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 29,8% ) tăng 18,7%.

Kết quả khảo sát hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng quý II năm 2022, có 26% doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh tốt hơn so với quý I năm 2022; 22% ổn định và 52% cho rằng khó khăn hơn. Dự báo quý III năm 2022 có 55% doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh giữ ổn định và 38% doanh nghiệp đánh giá khó khăn hơn.

Vốn đầu tư thực hiện thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý thực hiện tháng 6 ước đạt 463,3 tỷ đồng, tăng 34,6% so với tháng trước và tăng 4% so với tháng cùng kỳ năm 2021; Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2022, vốn đầu tư thực hiện thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý ước đạt 1.624,8 tỷ đồng, tăng 17,5% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh 1.373,8 tỷ đồng, tăng 22,4%; vốn ngân sách Nhà nước cấp huyện 223,4 tỷ đồng, giảm 4,3%; vốn ngân sách Nhà nước cấp xã 27,5 tỷ đồng, tăng 1,2%.

Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện trên địa bàn trong quý II năm 2022 ước đạt 9.442,3 tỷ đồng, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm 2021; luỹ kế 6 tháng đầu năm 2022 ước đạt 16.908,2 tỷ đồng, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó vốn nhà nước trên địa bàn đạt 3.065,1 tỷ đồng, tăng 15,1% so với cùng kỳ và chiếm 18,1% trong tổng số vốn thực hiện trên địa bàn; vốn ngoài nhà nước đạt 12.351,3 tỷ đồng tăng 10,6% so với cùng kỳ và chiếm 73,1% trong tổng số vốn thực hiện trên địa bàn; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.491,8 tỷ đồng tăng 24,5% so với cùng kỳ và chiếm 8,8% trong tổng số vốn thực hiện trên địa bàn.

Tháng 5 (từ ngày 15/5-14/6/2022), có 129 doanh nghiệp thành lập mới (trong đó có 45 đơn vị trực thuộc), tăng 27,72% so với năm 2021; tổng vốn đăng ký mới 1.250,79 tỷ đồng, tăng 76,33%; số doanh nghiệp đã giải thể 25 doanh nghiệp (trong đó có 13 đơn vị trực thuộc), tăng 4,17% so với cùng kỳ; tạm ngừng hoạt động 42 doanh nghiệp (trong đó có 05 đơn vị trực thuộc), tăng 82,61%; chuyển đổi loại hình 15 doanh nghiệp tăng 50,0%; số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động 14 doanh nghiệp (trong đó có 05 đơn vị trực thuộc), giảm 12,5%. Trong 6 tháng đầu năm 2022, đã thông báo cảnh báo 116 trường hợp doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đăng ký, gỡ cảnh báo 11 trường hợp.

Lũy kế 6 tháng (tính đến ngày 14/6/2022), có 700 doanh nghiệp thành lập mới (trong đó có 284 đơn vị trực thuộc), tăng 20,27% so với cùng kỳ năm 2021; vốn đăng ký 4.595,65 tỷ đồng, giảm 16,70%; có 180 doanh nghiệp hoạt động trở lại (trong đó có 40 đơn vị trực thuộc) tăng 20,81%; tạm ngừng hoạt động 287 doanh nghiệp (trong đó có 53 đơn vị trực thuộc), tăng 51,85%; số doanh nghiệp đăng ký thay đổi 669 doang nghiệp (trong đó có 159 đơn vị trực thuộc), tăng 5,02%; chuyển đổi loại hình 53 doanh nghiệp, tăng 32,50% so với cùng kỳ năm 2021. Số doanh nghiệp đã giải thể 166 doanh nghiệp (trong đó có 109 đơn vị trực thuộc), tăng 37,19%.

Trong tháng, trên địa bàn tỉnh không có dự án được cấp quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022 có 10 dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, với diện tích 88,7 ha và nguồn vốn 543 tỷ đồng. Lũy kế từ trước đến nay có 1.601 dự án được cấp phép đầu tư, với tổng diện tích đất 50.058 ha, tổng vốn đầu tư đăng ký 331.836 tỷ đồng.

Lũy kế 6 tháng đầu năm có 02 dự án khởi công và 06 dự án thu hồi. Công tác xúc tiến đầu tư tiếp tục được thực hiện, công tác hỗ trợ doanh nghiệp được quan tâm và chú trọng.

IV. Thương mại; du lịch; xuất nhập khẩu; giao thông vận tải; bưu chính viễn thông

Tình hình thương mại 6 tháng đầu năm 2022 tăng trưởng khá; nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao, hàng hoá dồi dào, đa dạng luôn đáp ứng kịp thời cho người dân. Trong tháng, sức mua người dân tăng so với tháng trước; các đơn vị kinh doanh hoạt động bình thường, mở rộng thị trường giao thương hàng hoá. Tại địa phương tiếp tục triển khai bán hàng bình ổn theo kế hoạch từ đầu năm tại các cửa hàng, hệ thống siêu thị, cửa hàng điện máy, siêu thị tiện ích; ngoài ra công tác kích cầu tiêu dùng của các đơn vị kinh doanh được đẩy mạnh bằng nhiều hình thức như giảm giá, khuyến mãi các mặt hàng tiêu dùng.

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 6 ước đạt 5.904,7 tỷ đồng, tăng 1,63% so với tháng trước và tăng 25,61% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó tổng mức bán lẻ hàng hoá ước đạt 4.090,7 tỷ đồng, tăng 1,56% so với tháng trước và tăng 18,29% so với cùng kỳ năm 2021. Chia theo: Nhóm lương thực thực phẩm dự ước đạt 2.011,5 tỷ đồng, tăng 1,6% so với tháng trước và tăng 17,9% so với cùng kỳ năm 2021; nhóm xăng, dầu các loại ước đạt 660,7 tỷ đồng, tăng 1,72% so với tháng trước và tăng 19,08% so với cùng kỳ năm 2021; nhóm hàng hoá khác dự ước đạt 201,7 tỷ đồng, tăng 1,8% so với tháng trước và tăng 19,8% so với cùng kỳ năm 2021. Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2022 tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 33.765,4 tỷ đồng, tăng 14,58% so với cùng kỳ năm 2021; trong đó tổng mức bán lẻ hàng hoá ước đạt 23.900,2 tỷ đồng, tăng 14,06% so với cùng kỳ năm 2021.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2022 tăng 0,56% so với tháng trước, tăng 4,06% so với cùng kỳ năm trước, tăng 2,45% so với tháng 12 năm trước; CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2022 tăng 3,72% so với bình quân cùng kỳ năm trước.

So với tháng trước, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính có 9 nhóm hàng tăng giá: Giao thông tăng 3,81%; Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,40%; Đồ uống và thuốc lá tăng 0,64%; Hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,44%; Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,21%; May mặc, mũ nón và giầy dép tăng 0,43%; Văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,21%; Thuốc và dịch vụ y tế 0,01%; Giáo dục 0,01%. Có 1 nhóm hàng giảm giá: Nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 0,3%. Có 1 nhóm hàng ổn định: Bưu chính viễn thông 100%.

-   Công tác quản lý thị trường: Tiếp tục tăng cường công tác quản lý địa bàn, đẩy mạnh công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý, chú trọng vào các mặt hàng xăng dầu, phân bón thước trừ sâu, an toàn thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ hàng hoá, niêm yết giá và bán hàng theo giá niêm yết. Trong tháng 5 đã kiểm tra 83 vụ, phát hiện và xử lý 31 vụ vi phạm (01 vụ vi phạm hàng cấm, 11 vụ hàng nhập lậu, 08 vụ vi phạm trong kinh doanh và 11 vụ vi phạm khác); xử phạt và thu nộp ngân sách Nhà nước 512,9 triệu đồng. Luỹ kế 5 tháng đầu năm 2022 đã kiểm tra 302 vụ, phát hiện và xử lý 127 vụ vi phạm (02 vụ hàng cấm, 41 vụ hàng nhập lậu, 01 vụ vi phạm về đầu cơ, găm hàng và sai phạm trong lĩnh vực giá, 16 vụ vi phạm trong kinh doanh phẩm và 67 vụ vi phạm khác); xử phạt và thu nộp ngân sách Nhà nước 1.641,7 triệu đồng.

Hoạt động du lịch tiếp tục phát triển, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của du khách; hầu hết các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh đều có sự đầu tư về cơ sở vật chất, nhân lực nên chất lượng phục vụ khách được đảm bảo, tính chuyên nghiệp ngày càng cao. Trong tháng tỉnh đăng cai giải bóng bàn các CLB quốc gia thu hút nhiều vận động viên từ các tỉnh thành trên cả nước về tham dự, đây cũng là cơ hội để du lịch Bình Thuận quảng bá hình ảnh đến các tỉnh thành trong nước. Các nhà hàng, cơ sở kinh doanh ăn uống luôn đảm bảo an toàn thực phẩm, bán đúng giá niêm yết theo chỉ đạo của tỉnh, đáp ứng kịp thời nhu cầu địa phương và khách du lịch. Hoạt động lữ hành đang dần phục hồi, có sự tăng trưởng trở lại. Các tour du lịch phục vụ du khách ngày càng tăng hơn.

Lượng khách du lịch trong tháng ước đạt 492 ngàn lượt khách, tăng 1,68% so tháng trước và tăng 4,7 lần so với cùng kỳ năm 2021; ngày khách phục vụ ước đạt 881,4 ngàn ngày khách, tăng 1,74% so với tháng trước và tăng 4,1 lần so với cùng kỳ năm 2021. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, lượt khách du lịch ước đạt 2.390,1 ngàn lượt khách, tăng 39,17% so với cùng kỳ năm 2021; ngày khách phục vụ ước đạt 4.150,1 ngàn ngày khách, tăng 39,91% so với cùng kỳ năm 2021.

Lượng khách quốc tế trong tháng ước đạt 5,2 ngàn lượt khách, tăng 6,4% so với tháng trước và tăng 6,6 lần so với cùng kỳ năm 2021; ngày khách phục vụ dự ước đạt 20,6 ngàn ngày khách, tăng 6,67% so với tháng trước và tăng 6,5 lần so với cùng kỳ năm 2021. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022 lượng khách quốc tế ước đạt 24,6 ngàn lượt khách, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm 2021; ngày khách phục vụ ước đạt 94,9 ngàn ngày khách, tăng 26,7% so với cùng kỳ năm 2021.

Doanh thu từ hoạt động du lịch trong tháng ước đạt 879,8 tỷ đồng tăng 1,8% so với tháng trước và tăng 2,6 lần so với cùng kỳ năm 2021. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022 ước đạt 4.489,1 tỷ đồng, tăng 17,03% so với cùng kỳ năm 2021.

Hoạt động xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm 2022 ổn định. Nhóm hàng thủy sản và hàng hóa khác tăng trưởng khá cao do nhu cầu tiêu thụ của thị trường nước ngoài tăng. Nhóm hàng nông sản giảm so với cùng kỳ năm 2021, trong đó mặt hàng cao su giảm sâu do không xuất khẩu được (chủ yếu tiêu thụ nội địa). Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trong tháng ước đạt 62,94 triệu USD, tăng 6,67% so với tháng trước và tăng 18,28% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó nhóm hàng thủy sản ước đạt 23,02 triệu USD, tăng 4,28% so với tháng trước và tăng 61,31% so với cùng kỳ năm 2021; nhóm hàng nông sản ước đạt 1,62 triệu USD, tăng 9,5% so với tháng trước và giảm 23,64% so với cùng kỳ năm 2021; nhóm hàng hóa khác ước đạt 38,3 triệu USD, tăng 8,04% so với tháng trước và tăng 4,01% so với cùng kỳ năm 2021. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022 ước đạt 370,40 triệu USD, tăng 27,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó nhóm hàng thủy sản đạt 121,9 triệu USD, tăng 60,34%; nhóm hàng nông sản đạt 8,1 triệu USD, giảm 18,96%; nhóm hàng hóa khác đạt 240,4 triệu USD, tăng 17,96%.

Xuất khẩu trực tiếp lũy kế 6 tháng đầu năm 2022 ước đạt 367,08 triệu USD, tăng 28,82% so với cùng kỳ năm 2021. Xuất sang thị trường Châu Á ước đạt 227,66 triệu USD, tăng 25,32% (xuất đi các nước như Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Philippin, Campuchia,…). Xuất sang thị trường Châu Âu ước đạt 41,18 triệu USD, tăng 27,50% (xuất đi các nước như Anh, Italia, Bỉ, Đức, Hà Lan,..). Xuất sang thị trường Châu Mỹ ước đạt 94,79 triệu USD, tăng 38,55% (xuất đi các nước như Mỹ, Canada, Belizo,…). Một số sản phẩm xuất khẩu chủ yếu như tôm thẻ chân trắng, mực tươi đông lạnh, thủy sản, các loại quặng, các sản phẩm may mặc, giày dép các loại. Ủy thác xuất khẩu lũy kế 6 tháng đầu năm 2022 ước đạt 3,32 triệu USD, giảm 31,92% so với cùng kỳ năm 2021.

Nhập khẩu trong tháng ước đạt 79,87 triệu USD, giảm 1,81% so với tháng trước và tăng 0,17% so với cùng kỳ năm 2021. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022 ước đạt 615,4 triệu USD, tăng 4,67% so với cùng kỳ năm 2021. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu để sản xuất như hàng thủy sản, nguyên liệu dệt may, da giày, gỗ và sản phẩm gỗ, giấy các loại; mặt hàng thức ăn gia súc.

Hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ và đường biển có chuyển biến tốt, hoạt động thường xuyên, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Từ đầu năm đến ngày 17/6/2022 giá xăng, dầu luôn ở mức cao đã làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các đơn vị hoạt động vận tải.

+ Ước tháng 6 vận chuyển 1.438,45 nghìn hành khách, tăng 4,08% so với tháng trước và tăng gấp 4,4 lần so với cùng kỳ năm 2021; luân chuyển 80,67 triệu hk.km, tăng 3,65% so với tháng trước và tăng gấp 5,6 lần so với cùng kỳ năm 2021. Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2022 vận chuyển 9.138,45 nghìn hành khách, tăng 31,52% so với cùng kỳ năm 2021 và luân chuyển 491,36 triệu hk.km, tăng 49,78% so cùng kỳ năm 2021.

+ Xét theo lĩnh vực, tháng 6 vận chuyển hành khách đường bộ đạt 1.405,0 nghìn hành khách, tăng 3,89% so với tháng trước và tăng gấp 4,37 lần so với cùng kỳ; lũy kế 6 tháng đầu năm 2022 đạt 8.979,02 nghìn hành khách, tăng 30,11% so với năm cùng kỳ năm 2021. Vận chuyển hàng hoá đường sắt đạt 18,84 nghìn hành khách, tăng 40,64% so với tháng trước; luỹ kế 6 tháng đầu năm 2022 đạt 68,63 nghìn hành khách. Vận chuyển hành khách đường thủy đạt 14,61 nghìn hành khách, giảm 9,9% so với tháng trước và tăng 4,75 lần so với cùng kỳ năm 2021; luỹ kế 6 tháng đầu năm 2022 đạt 475,84 nghìn hành khách, tăng 93,44% so với cùng kỳ năm 2021. Luân chuyển hành khách đường bộ đạt 69,84 triệu hk.km, tăng 1,22% so với tháng trước và tăng gấp 4,93 lần so với cùng kỳ; luỹ kế 6 tháng đầu năm 2022 đạt 493,94 triệu hk.km, tăng 39,33% so với cùng kỳ năm 2021. Luân chuyển hành khách đường sắt đạt 9.547,4 nghìn hk.km, tăng 29,63% so với tháng trước; luỹ kế 6 tháng đầu năm 2022 đạt 33.018,25 nghìn hành khách.km. Luân chuyển hành khách đường thủy đạt 1,28 triệu hk.km, giảm 12,38% so với tháng trước và tăng gấp 3,80 lần so với cùng kỳ năm 2021; luỹ kế 6 tháng đầu năm 2022 đạt 8,36 triệu hk.km, tăng 64,47% so với cùng kỳ năm 2021.

+ Ước tháng 6 vận chuyển hàng hoá đạt 815,28 nghìn tấn, tăng 4,05% so với tháng trước và tăng gấp 2,7 lần so với cùng kỳ năm 2021; luân chuyển hàng hoá đạt 43,55 triệu tấn.km, tăng 11,19% so với tháng trước và gấp 3,7 lần so với cùng kỳ năm 2021. Luỹ kế 6 tháng đầu năm đã vận chuyển 4.464,37 nghìn tấn hàng hoá, tăng 16,71% so với cùng kỳ năm 2021 và luân chuyển hàng hoá đạt 294,01 triệu tấn.km, tăng 45,72% so với cùng kỳ năm 2021.

+ Xét theo lĩnh vực, tháng 6 vận chuyển hàng hoá đường bộ đạt 805,17 nghìn tấn, tăng 3,52% so với tháng trước và tăng gấp 2,67 lần so với cùng kỳ năm 2021; luỹ kế 6 tháng đạt 4.421,94 nghìn tấn, tăng 15,70% so với cùng kỳ năm 2021. Vận chuyển hàng hoá đường sắt đạt 9,55 nghìn tấn, tăng 85,26% so với tháng trước; luỹ kế 6 tháng đầu năm 2022 đạt 38,87 nghìn tấn. Vận chuyển hàng hoá đường thủy đạt 0,56 nghìn tấn, giảm 5,75% so với tháng trước, tăng 20,04% so với cùng kỳ năm 2021; luỹ kế 6 tháng đầu năm 2022 đạt 3,56 nghìn tấn, tăng11,21% so với cùng kỳ năm 2021. Luân chuyển hàng hoá đường bộ đạt 34,35 triệu tấn.km, tăng 1,35% so với tháng trước và tăng gấp 2,99 lần so với cùng kỳ năm 2021; luỹ kế 6 tháng đầu năm 2022 đạt 259,0 triệu tấn.km, tăng 28,61% so với cùng kỳ năm 2021. Luân chuyển hàng hoá đường sắt đạt 9.144,94 nghìn tấn.km, tăng 75,39% so với tháng trước; luỹ kế 6 tháng đầu năm 2022 đạt 34.619,01 nghìn tấn.km. Luân chuyển hàng hoá đường thủy đạt 59,35 nghìn tấn.km, giảm 5,71% so với tháng trước, tăng 9,96% so với cùng kỳ năm 2021; luỹ kế 6 tháng đầu năm 2022 đạt 383,65 nghìn tấn.km, tăng 4,49% so với cùng kỳ năm 2021.

Doanh thu hoạt động vận tải, kho bãi ước tháng 6 đạt 197,94 tỷ đồng, tăng 4,94% so với tháng trước và tăng gấp 3,5 lần so với cùng kỳ năm 2021. Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2022 ước đạt 1.113,15 tỷ đồng, tăng 40,02% so với cùng kỳ năm 2021; trong đó doanh thu vận tải hành khách ước đạt 449,12 tỷ đồng, tăng 60,35%; doanh thu vận tải hàng hóa ước đạt 612,57 tỷ đồng, tăng 23,30%; doanh thu kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải ước đạt 49,03 tỷ đồng, tăng 2,7 lần; doanh thu bưu chính, chuyển phát ước đạt 2,43 tỷ đồng.

V. Thu, chi ngân sách; hoạt động tín dụng

Ước thu ngân sách tháng 6 năm 2022 đạt 500 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022 ước đạt 5.904,02 tỷ đồng, đạt 69,56% dự toán năm và giảm 11,43% so với cùng kỳ năm 2021; trong đó thu nội địa đạt 5.181,12 tỷ đồng, đạt 72,08% dự toán năm, giảm 10,18%. Trong tổng thu ngân sách gồm: Thu thuế, phí và thu khác 4.742,07 tỷ đồng, đạt 80,27% dự toán năm, tăng 2,86%; thu tiền nhà, đất 439,05 tỷ đồng, đạt 34,30% dự toán năm, giảm 62,09% (trong đó thu tiền sử dụng đất 341,84 tỷ đồng, đạt 31,08% dự toán năm, giảm 66,28% so với cùng kỳ năm 2021); thu thuế xuất nhập khẩu 722,91 tỷ đồng, đạt 55,61% dự toán toán năm và giảm 19,46%.

Tổng chi trong tháng 6 ước thực hiện 450 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022 ước đạt 7.802,03 tỷ đồng; Chi ngân sách nhà nước ước đạt 5.877,57 tỷ đồng, trong đó đầu tư phát triển 2.968,98 tỷ đồng, chi thường xuyên 2.908,46 tỷ đồng.

Đến 31/5/2022, tổng dư nợ cho vay trên địa bàn đạt 74.070 tỷ đồng, giảm 0,17% so với đầu năm (cùng kỳ năm trước tăng 3,16%). Trong đó dư nợ cho vay bằng VND đạt 72.869 tỷ đồng, chiếm 98,4% tổng dư nợ; dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 43.345 tỷ đồng, chiếm 58,5% tổng dư nợ. Dư nợ cho vay phân theo các mức lãi suất: lãi suất nhỏ hơn hoặc bằng 6%/năm chiếm khoảng 4% tổng dư nợ, lãi suất từ 6-7%/năm chiếm khoảng 6,9% tổng dư nợ, lãi suất từ 7-9%/năm chiếm 29,6% tổng dư nợ; lãi suất từ 9-12%/năm chiếm khoảng 55% tổng dư nợ, lãi suất trên 12%/năm chiếm khoảng 4,5% tổng dư nợ. Ước đến 30/6/2022, tổng dư nợ đạt 75.678 tỷ đồng, tăng 2% so với đầu năm.

Lãi suất huy động đối với tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng đến dưới 6 tháng là 2,9-4%/năm; kỳ hạn từ 6 tháng đến 12 tháng là 3,7-6,9%/năm; kỳ hạn từ trên 12 tháng trở lên là 4,4-7%/năm; lãi suất cho vay các khoản vay mới ở các lĩnh vực ưu tiên ngắn hạn 4,5%/năm (riêng Quỹ tín dụng nhân dân là 5,5%/năm), các lĩnh vực khác từ 7-9%/năm; lãi suất cho vay trung và dài hạn phổ biến từ 9-11,5%/năm.

Vốn huy động ước đến 31/5/2022 đạt 55.940 tỷ đồng, tăng 14,29% so với đầu năm (cùng kỳ năm trước tăng 7,13%). Ước đến 30/6/2022, nguồn vốn huy động đạt 56.286 tỷ đồng, tăng 15% so với đầu năm. Đến 31/5/2022, nợ xấu (nội bảng) trên địa bàn là 702 tỷ đồng, chiếm 0,95% tổng dư nợ, tỷ lệ nợ xấu tăng 0,11% so với đầu năm.

Vốn tín dụng được tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên gắn với thực hiện các chính sách của Trung ương và Địa phương, trong đó dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn đạt 41.088 tỷ đồng, chiếm 55,5% tổng dư nợ; dư nợ cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao đạt 299 tỷ đồng, chiếm 0,4% tổng dư nợ; dư nợ cho vay xuất khẩu đạt 609 tỷ đồng, chiếm 0,82% tổng dư nợ; dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt 15.446 tỷ đồng, chiếm 20,9% tổng dư nợ.

Chính sách tín dụng đối với thủy sản theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP: Dư nợ (nội bảng) 812,6 tỷ đồng (cho vay đóng mới tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ là 250,1 tỷ đồng, cho vay đóng mới tàu khai thác hải sản xa bờ là 559,9 tỷ đồng, cho vay nâng cấp tàu 2,6 tỷ đồng). Nợ xấu (nội bảng) là 44,35 tỷ đồng/5 tàu, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ là 219,57 tỷ đồng/94 tàu. Các đối tượng chính sách vay theo các chương trình tín dụng ưu đãi với dư nợ cho vay đạt 3.560 tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay hỗ trợ nhà ở xã hội theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP đạt 86,3 tỷ đồng/239 hộ.

Chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động được vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg và Quyết định số 33/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đến 31/3/2022, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã giải ngân cho vay 45.891 triệu đồng cho 11 doanh nghiệp để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất cho 13.981 người lao động, trong đó cho vay để trả lương ngừng việc do tạm ngừng hoạt động với số tiền 250 triệu đồng/04 doanh nghiệp/78 người lao động và cho vay để trả lương cho lao động để phục hồi sản xuất với số tiền 45.641 triệu đồng/07 doanh nghiệp/13.903 người lao động.

Doanh số mua bán ngoại tệ 05 tháng đầu năm 2022 đạt 248 triệu USD, doanh số chi trả kiều hối đạt 66 triệu USD. Đến 31/5/2022, trên địa bàn có 194 máy ATM, tăng 07 máy so với đầu năm và 1.517 máy POS, giảm 65 máy so với đầu năm, các máy POS được kết nối liên thông giữa các ngân hàng với nhau thúc đẩy phát triển thanh toán không dùng tiền mặt.

1. Hoạt động văn hóa - Thể dục thể thao

- Công tác tuyên truyền, cổ động phục vụ nhiệm vụ chính trị tập trung tuyên truyền kỷ niệm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, tết Nguyên đán Nhâm Dần; 47 năm giải phóng Bình Thuận; 47 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước; kỷ niệm 30 năm tái lập tỉnh; 132 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh; ngày Quốc tế Hạnh phúc; 76 năm Ngày truyền thống Ngành Thể thao Việt Nam; 91 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; công tác cải cách hành chính năm 2022; công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm; biển đảo và công tác biên giới trên đất liền năm 2022; Đại hội thể dục thể thao tỉnh Bình Thuận lần thứ IX năm 2022; Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31; Ngày Thế giới không hút thuốc lá… Đội Tuyên truyền và Chiếu phim lưu động biểu diễn 64 buổi văn nghệ (đạt 64%) và 427 buổi chiếu phim (đạt 53,4%) phục vụ nhân dân, với kịch bản “Ma túy - Nỗi bất hạnh”; truyền hình trực tiếp các trận đấu giữa U23 Việt Nam và các đội: U23 Indonesia, U23 Malaysia và U23 Thái Lan thu hút hơn 2.000 lượt người đến theo dõi mỗi trận…

- Hoạt động Thư viện: Cấp mới 96 thẻ, phục vụ 208.013 lượt bạn đọc; luân chuyển 215.765 lượt sách, tài liệu; sưu tầm 217 tin, bài thông tin tư liệu Bình Thuận; trưng bày giới thiệu 20 bản sách mới trên website, 189 tài liệu tuyên truyền. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, đã cấp mới 325 thẻ (thiếu nhi 100 thẻ), 1.101.601 lượt bạn đọc (truy cập website 1.053.679 lượt (thiếu nhi 58.610), tại thư viện 1.542 lượt (thiếu nhi 437 lượt), qua youtube 18.577 lượt, khai thác sách trực tuyến 10.193 lượt, truy cập Fanpage 9.274 lượt, phục vụ xe lưu động 8.336 lượt; luân chuyển 1.112.626 lượt sách, tài liệu (lượt tài liệu tại thư viện 3.932 lượt (thiếu nhi 1.720 lượt), tài liệu qua website 1.053.679 lượt (thiếu nhi 117.929 lượt), xe lưu động: 55.000 lượt).

- Hoạt động bảo tồn, bảo tàng: Đã đón 73.342 lượt khách (678 lượt khách quốc tế). Đón và phục vụ đoàn công tác đến dâng hương, tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Triển lãm hình ảnh tư liệu chủ đề “Bác Hồ với mùa Xuân”, “Cảnh đẹp Bình Thuận” và trưng bày hiện vật nhà thơ, nhà yêu nước Nguyễn Thông; chủ đề “Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ảnh Phan Thiết xưa, ảnh nghệ thuật Sắc màu Bình Thuận”. Đang khảo sát, thu thập, nghiên cứu, xây dựng hồ sơ khoa học Vạn Tân Long - La Gi, Thắng cảnh Hòn Cau - Tuy Phong, Hải Đăng Kê Gà - Hàm Thuận Nam xếp hạng di tích cấp tỉnh.

- Hoạt động thể dục thể thao quần chúng: Sáu tháng đầu năm 2022, đã tổ chức 8/20 giải thể thao cấp tỉnh (đạt 40%), tham dự 19/62 giải thể thao khu vực, quốc gia, quốc tế (đạt 30.6%).

- Hoạt động thể thao thành tích cao: Sáu tháng đầu năm 2022, cử các đội tuyển tham gia các giải thể thao do Tổng cục Thể dục thể thao tổ chức; cử 13 vận động viên tập trung đội tuyển và đội tuyển trẻ quốc gia (07 Judo, 03 Canoeing, 02 Taekwondo, 01 Điền kinh); 03 Vận động viên tham gia Seagames 31 (2 huy chương vàng, 01 huy chương bạc) và 02 vận động viên môn Taekwondo tham dự giải Vô địch quyền Taekwondo thế giới, giải Vô địch Taekwondo Đông Nam Á lần thứ 15 (04 huy chương vàng, 03 huy chương bạc, 01 huy chương đồng); 01 vận động viên tham dự giải Taekwondo Đại hội Thể thao Sinh viên thế giới năm 2022; 02 vận động viên tham dự giải vô địch quyền Taekwondo Châu Á; Tổng số huy chương đạt 63 huy chương (đạt 63%), trong đó 16 huy chương vàng (đạt 61.5%); 21 huy chương bạc (đạt 60%); 26 huy chương đồng (đạt 57%). Giải bóng đá hạng Nhì quốc gia - Cúp Alpha 2022, đội bóng đá Bình Thuận và đội bóng đá Đồng Nai được Ban Tổ chức trao giải đồng hạng Nhất, giành 2 vé chính thức thăng hạng Nhất quốc gia năm 2023.

Chất lượng giáo dục các cấp học tiếp tục được duy trì, kết quả Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2021-2022, đội tuyển học sinh giỏi của tỉnh có 3 học sinh đạt giải khuyến khích; kết quả kỳ thi học sinh giỏi lớp 12 cấp tỉnh năm học 2020 - 2021 có đạt 10 giải nhất, 65 giải nhì, 253 giải ba; kết quả cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh dành cho học sinh trung học có 41 dự án tham gia dự thi, kết quả có 19 tác giả, nhóm tác giả đạt giải chính thức, 01 đơn vị đạt giải tập thể.

Tổ chức dạy và học trực tuyến, qua truyền hình và trực tiếp an toàn, linh hoạt, phù hợp, hiệu quả theo theo diễn biến của tình hình dịch Covid-19. Triển khai đồng bộ giải pháp tích cực, thường xuyên tổ chức kiểm tra, vận động học sinh bỏ học ra lớp: Tỷ lệ học sinh bỏ học trong học kỳ I, năm học 2021 - 2022 là 481 em, đạt tỷ lệ 0,20% (Tỷ lệ học sinh bỏ học so với học kỳ 1 năm học trước 0,12%), cụ thể: cấp tiểu học là 23 em, tỷ lệ  0,02% (cùng kỳ năm học trước 0,02%), cấp trung học cơ sở 419 em, tỷ lệ 0,55% (cùng kỳ năm học trước 0,28%), cấp trung học phổ thông 39 em, tỷ lệ 0,11% (cùng kỳ năm học trước 0,11%). Nguyên nhân số học sinh bỏ học: do hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, có học lực yếu kém, ảnh hưởng dịch bệnh và các nguyên nhân khác... Tiếp tục duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3 và phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 1.

Đến thời điểm ngày 15/6/2022 toàn tỉnh có 274 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 50,83%. Trong đó có 52 trường Mầm non, 128 trường Tiểu học, 80 trường THCS, 14 trường THPT; tính riêng trong năm 2022, có thêm 02 trường THCS đạt chuẩn quốc gia (gồm: 1 trường tiểu học và 1 trường trung học cơ sở).

Chuẩn bị công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2022, toàn tỉnh tổ chức 01 Hội đồng thi và 27 Điểm thi tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh với 546 phòng thi. Tổng số đăng ký dự thi đạt 12.778 thí sinh; gồm: 11.882 thí sinh đang học lớp 12; 338 thí sinh đang học lớp 12 hệ giáo dục thường xuyên và 558 thí sinh tự do.

Công tác khám chữa bệnh tiếp tục đáp ứng được nhu cầu phục vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, đã chủ động thực hiện tốt công tác cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú và ngoại trú. Các bệnh viện tiếp tục thực hiện tốt công tác phân luồng phòng lây nhiễm dịch Covid-19 trong cấp cứu, khám và điều trị bệnh nhân.

Từ ngày 15/5-14/6/2022, toàn tỉnh có 280 cas mắc sốt xuất huyết, không có ca mắc sốt rét; lũy kế 6 tháng đầu năm 2022 ghi nhận 608 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 02 trường hợp mắc sốt rét và không có cas tử vong. Có 83 cas mắc tay chân miệng, không có cas tử vong; lũy kế 6 tháng đầu năm 2022 ghi nhận 96 trường hợp mắc, 01 trường hợp tử vong.

Không có bệnh nhân mắc bệnh phong, phát hiện mới và không có bệnh nhân phong mới tàn tật độ II. Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2022 có 385 bệnh nhân phong đang quản lý.

Công tác phòng, chống dịch bệnh đã triển khai đồng bộ các hoạt động giám sát, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn toàn tỉnh, các ca bệnh được quản lý chặt chẽ, cập nhật kịp thời và xử lý triệt để các ổ dịch. Tình hình dịch cúm A H5N1, H7N9, Ebola, Zika đến nay chưa ghi nhận trường hợp mắc.

Công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm: Đã kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm tại 24 cơ sở, phát hiện 02 cơ sở vi phạm. Trong 6 tháng đầu năm, toàn tỉnh không xảy ra ngộ độc thực phẩm.

Tiếp tục tập trung triển khai thực hiện các công tác phòng, chống dịch Covid-19. Tính từ 27/4/2021 đến 18 giờ ngày 21/6/2022, toàn tỉnh đã ghi nhận 52.482 ca mắc Covid-19 (Phan Thiết 9.032, Tánh Linh 8.612, Hàm Thuận Bắc 6.286, Hàm Thuận Nam 6.106, Tuy Phong 5.120, La Gi 4.243, Hàm Tân 4.142, Đức Linh 3.523, Phú Quý 2.733, Bắc Bình 2.685). Trong đó có 01 ca đang được điều trị tại cơ sở y tế, 52.034 ca đã điều trị khỏi và xuất viện, 475 ca tử vong (28 ca tử vong ngoài tỉnh). Có 902.752 người đã tiêm vắc xin mũi 1 (100%); 902.752 người tiêm vắc xin mũi 2 (100%) và 525.706 tiêm vắc xin mũi 3 (61,2%); số trẻ từ 12 đến 17 tuổi đã tiêm vắc xin đã hoàn thành 100% theo kế hoạch. Đang tiếp tục tiêm cho trẻ từ 12 tuổi (bổ sung trẻ sinh năm 2010, dự kiến khoảng 13.459 người): Tiêm mũi 1:  10.348/13.459 (đạt tỷ lệ 76,9%); tiêm mũi 2: 10.339/13.459 (đạt tỷ lệ 76,8%). Tiêm cho trẻ từ 05 đến 11 tuổi: tiêm mũi 1: 50.288/126.860, đạt tỷ lệ 39,6%; mũi 2:  6.818/126.860, đạt tỷ lệ 5,4%.

4. Khoa học - Công nghệ; Bưu chính, viễn thông

Đã tổ chức đánh giá, nghiệm thu 14 nhiệm vụ thường xuyên; kiểm tra tiến độ thực hiện 02 đề tài khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước. Tiếp tục hỗ trợ thúc đẩy hình thành và phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tiếp tục triển khai thực hiện Chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ, thiết bị đối với các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm lợi thế của tỉnh và hỗ trợ nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa cho của tổ chức, doanh nghiệp.

Hạ tầng bưu chính, mạng viễn thông tiếp tục được phát triển mở rộng; đảm bảo an toàn mạng lưới thông tin, thông tin liên lạc thông suốt phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của các cơ quan nhà nước, người dân và các tổ chức, doanh nghiệp. Mạng lưới phục vụ bưu chính, viễn thông với 1.265 cơ sở kinh doanh dịch vụ bưu chính viễn thông, đạt bán kính phục vụ bình quân là 1,4 km/cơ sở. Tổng số thuê bao điện thoại ước đạt 1.863.950 thuê bao, mật độ 148,5 thuê bao/100 dân. Tổng số thuê bao Internet các loại 162.500 thuê bao; tỷ lệ người sử dụng Internet (quy đổi) đạt 68%.

Trong 6 tháng đầu năm 2022, lực lượng lao động (bao gồm những người đang làm việc và thất nghiệp từ 15 tuổi trở lên) trên địa bàn tỉnh có 675.047 người (298.192 nữ, chiếm tỷ lệ 44,17%, thành thị 271.934 người, chiếm tỷ lệ 40,28%). Trong đó có 659.729 người từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế (291.946 nữ, chiếm tỷ lệ 44,25%, thành thị 263.889 người, chiếm tỷ lệ 40,0%). Dự báo trong thời gian tới, nguồn cung việc làm tiếp tục tăng sẽ đáp ứng nhu cầu làm việc của người lao động trên địa bàn tỉnh.

Thu nhập bình quân của người lao động làm công hưởng lương đạt 6.309 nghìn đồng/người/tháng, tăng 5,97% so cùng kỳ năm trước (nữ đạt 5.428,0 nghìn đồng/người/tháng, tăng 9,09% và nam đạt 6.888,9 nghìn đồng/người/tháng, tăng 4,01% so cùng kỳ năm trước). Nhìn chung, trong quý II và 6 tháng đầu năm, thu nhập bình quân của người lao động làm công hưởng lương được cải thiện khá so với thời điểm cùng kỳ.

Trong tháng (tính đến ngày 10/6/2022) đã giải quyết việc làm cho 2.863 lao động. Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2022, toàn tỉnh giải quyết việc làm cho 11.454 lao động, đạt 57,27% so với kế hoạch năm và tăng 13,92% so với cùng kỳ 2021; cho vay vốn giải quyết việc làm 2.687 lao động, đạt 191,93% so với kế hoạch năm (2.687/1.400). Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tuyển mới và đào tạo nghề nghiệp cho 1.233 người, nâng tổng số người tuyển mới đào tạo nghề nghiệp từ đầu năm đến ngày 10/6/2022 lên 6.559 người đạt 65,59% so với kế hoạch năm và tăng 26,43% (6.559/5.188) so với cùng kỳ năm 2021.

Quỹ Đền ơn đáp nghĩa vận động 1,671 tỷ đồng/6 tỷ đồng, đạt 27,9% so với kế hoạch năm và tăng 43,6% so với cùng kỳ năm 2021. Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh vận động 194,875 triệu đồng; nâng tổng số tiền vận động đến nay là 330,875 triệu đồng, đạt 16,54% so kế hoạch năm và bằng 43,46% so với cùng kỳ năm 2021.

Trên địa bàn tỉnh có 3.138 người nghiện ma tuý có hồ sơ quản lý; trong đó: đang quản lý, giáo dục, lao động trị liệu và chăm sóc sức khỏe tại Cơ sở điều trị nghiện ma túy tỉnh là 217/03 nữ; quản lý trong tại tạm giam, nhà tạm giữ 92 người; tự điều trị bằng thuốc thay thế Methadone tại cơ sở y tế 606 người; 2.223 đang được các ban, ngành, đoàn thể ở nơi cư trú quản lý giáo dục. Có 111/124 xã, phường, thị trấn có người sử dụng trái phép chất ma tuý (chiếm 89,52%) số xã, phường, thị trấn có người nghiện.

Trong tháng đã thực hiện trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần cho 34 đối tượng theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công. Trợ cấp mai táng phí cho 102 trường hợp. Quyết định chế độ ưu đãi giáo dục đối với con của người có công với cách mạng đến niên hạn hoặc khóa học cho 02 trường hợp; phê duyệt người có công đến niên hạn được cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình cho 18 trường hợp; đổi người thờ cúng liệt sĩ cho 28 trường hợp, di chuyển 02 hồ sơ đi tỉnh ngoài; tiếp nhận 01 hồ sơ từ tỉnh ngoài chuyển đến; kiểm tra, di chuyển 02 hồ sơ trong tỉnh (02 hồ sơ liệt sĩ).

* Triển khai thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ

- Chính sách giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: đã hoàn thành việc giảm mức đóng (bằng 0%) vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho 3.188 đơn vị, doanh nghiệp/86.400 lao động thuộc diện giảm đóng từ ngày 01/7/2021 đến ngày 30/6/2022, với tổng số tiền giảm đóng là 27,945 tỷ đồng.

- Chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất: đã giải quyết tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất cho 14 doanh nghiệp/4.212 lao động, tổng số tiền tạm dừng đóng đến tháng 12/2021 là 24,976 tỷ đồng.

- Chính sách hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương: đã phê duyệt hỗ trợ cho 506 doanh nghiệp/11.780 lao động/46,648 tỷ đồng.

- Chính sách hỗ trợ người lao động ngừng việc: đã phê duyệt hỗ trợ cho 61 doanh nghiệp/2.539 lao động/3,624 tỷ đồng.

- Chính sách hỗ trợ người lao động chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp: đã phê duyệt hồ sơ chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp cho 366 người/1,472 tỷ đồng.

- Chính sách hỗ trợ đối với trẻ em và người đang điều trị Covid-19, cách ly y tế: đã phê duyệt hỗ trợ tiền ăn cho 23.327 người (F0)/25,61 tỷ đồng; hỗ trợ tiền ăn cho 35.433 người (F1)/37,866 tỷ đồng; hỗ trợ thêm cho 13.002 trẻ em (F0, F1)/13,002 tỷ đồng.

- Chính sách hỗ trợ viên chức hoạt động nghệ thuật và người lao động là hướng dẫn viên du lịch: đã hỗ trợ cho 26 viên chức hoạt động nghệ thuật với số tiền 96,46 triệu đồng; cho 86 người lao động là hướng dẫn viên du lịch với số tiền 319,06 triệu đồng.

- Chính sách hỗ trợ hộ kinh doanh: đã phê duyệt hỗ trợ cho 5.025 hộ kinh doanh/15,075 tỷ đồng.

- Chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất: đã hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất cho 07 doanh nghiệp/2.521 người/8,548 tỷ đồng.

- Chính sách hỗ trợ lao động không giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) và đối tượng đặc thù khác theo điểm 12, mục II Nghị quyết số 68 của Chính phủ: đã phê duyệt hỗ trợ cho 86.110 người/129,165 tỷ đồng.

Công tác giải quyết, chi trả các chế độ BHXH, BHYT, BHTN cho đối tượng thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng quy định, tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia và thụ hưởng; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT, trả sổ BHXH cho người lao động cơ bản đúng kế hoạch.

Tính đến 31/5/2022, toàn tỉnh có 93.230 người tham gia BHXH bắt buộc, tăng 1,2% so với cùng kỳ; có 84.451 người tham gia BHTN, tăng 1,0% so với cùng kỳ; số người tham gia BHXH tự nguyện 11.473 người, tăng 6,4% so với cùng kỳ; Số người tham gia BHYT 1.015.515 người (bao gồm thẻ BHYT của thân nhân do Bộ Quốc phòng cung cấp là 11.371 người), giảm 0,2% so với cùng kỳ. Đã xét duyệt, giải quyết cho 26.003 lượt người hưởng các chế độ BHXH, BHTN, trong đó, hưởng các chế độ BHXH dài hạn 325 lượt người; hưởng trợ cấp thất nghiệp 4.237 người; hưởng trợ cấp BHXH một lần 6.023 lượt người; hưởng các chế độ ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức - phục hồi sức khỏe 15.418 lượt người. Tỷ lệ bao phủ BHYT chung toàn tỉnh ước 6 tháng đạt 89,8% dân số.

Tổng số đối tượng đang hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng đến cuối tháng 5 là 16.998 người. Tính đến 31/5/2022, tổng số thu 1.022,03 tỷ đồng, tăng 3,6% so với cùng kỳ. Tổng số tiền nợ BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 178,55 tỷ đồng, tăng 1,4% so với cùng kỳ.

7. Tai nạn giao thông (từ 15/5 - 14/6/2022)

Trong tháng, xảy ra 18 vụ tai nạn giao thông (không có đường sắt), giảm 02 vụ so với tháng trước và giảm 17 vụ so với cùng kỳ năm 2021. Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2022 đã xảy ra 125 vụ (trong đó có 03 vụ đường sắt), so với cùng kỳ năm 2021 giảm 44 vụ.

Số người bị thương 10 người, giảm 01 người so với tháng trước và giảm 09 người so với cùng kỳ năm 2021. Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2022 có 65 người (trong đó đường sắt 01 người), giảm 32 người so với cùng kỳ năm 2021.

Số người chết 12 người, giảm 03 người so với tháng trước và giảm 09 người so với cùng kỳ năm 2021. Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2022 có 88 người chết (trong đó đường sắt 02 người), so với cùng kỳ năm trước giảm 22 người.

Trong 6 tháng đầu năm 2022, công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các phương tiện, không xảy ra ùn ứ, ùn tắc giao thông kéo dài trên các tuyên đường và tại các Trạm thu phí BOT. Hầu hết các vụ tai nạn giao thông xảy ra đều do người điều khiển xe mô tô tham gia giao thông không chấp hành tốt các quy định pháp luật vê trật tự an toàn giao thông.

8. Thiên tai, cháy nổ, vi phạm môi trường

- Thiên tai: Trong tháng xảy ra 02 vụ: 01 đợt do mưa lớn kèm lốc xoáy cục bộ xảy trên địa bàn huyện Tánh Linh, làm tốc mái 01 mái hiên và 01 nhà bếp với tổng diện tích 94 m2; 370 ha lúa hè thu bị ngập úng, trôi giống; 01 vụ mưa đá kết hợp gió mạnh gây ra trên địa bàn huyện Bắc Bình làm 2 căn nhà bị tốc mái; ước thiệt hại là 2.050 triệu đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022 xảy ra 16 đợt thiên tai, ước tổng giá trị thiệt ban đầu 4.584,40 triệu đồng.

- Cháy nổ: Trong tháng không xảy ra vụ cháy (giảm 04 vụ so với cùng kỳ),  không thiệt hại về người, không xảy ra nổ. Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2022 xảy ra 14 vụ cháy (giảm 19 vụ so cùng kỳ), thiệt hại 3.401,8 triệu đồng.

- Vi phạm môi trường: Trong tháng đã phát hiện 04 vụ, tăng 02 vụ so với cùng kỳ năm 2021; đã xử phạt 202 triệu đồng (vi phạm về khoáng sản: Sử dụng khoáng sản không đúng mục đích; lập không đầy đủ sổ sách, chứng từ, tài liệu liên quan đến khoáng sản khai thác; Vi phạm về tài nguyên nước: Khai thác vượt công suất). Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2022 xảy ra 19 vụ (tăng 03 vụ so cùng kỳ), thiệt hại 2.794,83 triệu đồng.

Sản xuất công nghiệp tiếp tục phát triển, hầu hết các sản phẩm sản xuất công nghiệp chủ yếu đều tăng so với cùng kỳ năm trước (14/16 sản phẩm). Sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, diện tích gieo trồng cây ngắn ngày, sản lượng lượng thực, số lượng gia súc, gia cầm. Công tác phòng chống dịch bệnh cây trồng, vật nuôi được triển khai tích cực; quản lý bảo vệ rừng, nguồn lợi thủy sản, xây dựng nông thôn mới được tập trung chỉ đạo. Các chính sách hỗ trợ ngư dân khai thác vùng biển xa, chính sách hỗ trợ phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số tiếp tục thực hiện tốt. Hoạt động du lịch trên địa bàn toàn tỉnh diễn ra sôi động, nhộn nhịp và có nhiều tín hiệu phục hồi. Các hoạt động thương mại nội địa, xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng, trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng khá so với cùng kỳ năm trước. Dịch vụ bưu chính viễn thông, vận tải tiếp tục phát triển. Thu chi ngân sách có nhiều cố gắng; hoạt động tín dụng trên địa bàn ổn định.

Việc rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và tạo điều kiện thuận lợi nhất để thúc đẩy các dự án, các công trình trọng điểm được tập trung chỉ đạo. Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động tăng so với cùng kỳ năm trước.

Chất lượng giáo dục, đào tạo được duy trì. Công tác thông tin tuyên truyền, cổ động phục vụ nhiệm vụ chính trị tiếp tục tăng cường. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao linh hoạt chuyển hướng hình thức hoạt động để đáp ứng hưởng thụ văn hóa và giải trí của nhân dân. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, phòng chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm được quan tâm, thực hiện tốt. Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm có nhiều cố gắng. Các chính sách an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, chăm lo cho các đối tượng chính sách, người nghèo được quan tâm thực hiện tốt.

Tuy nhiên, tình hình kinh tế - xã hội ở một số lĩnh vực trong 6 tháng đầu năm vẫn còn khó khăn, hạn chế, đó là:

Tình hình dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nhiều đến thu hút đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Hoạt động du lịch tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức, lượng khách du lịch nội địa và quốc tế chưa phục hồi.

Giá cả nguyên, vật liệu đầu vào, nhất là phân bón, xăng dầu,… tăng cao, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp, khai thác hải sản trên địa bàn tỉnh; tình hình sâu bệnh hại trên cây trồng, dịch bệnh vật nuôi tiềm ẩn nhiều nguy cơ phát sinh gây hại; tình hình xuất khẩu nông sản, tiêu thụ thanh long gặp nhiều khó khăn; tình hình vi phạm Luật Lâm nghiệp, bảo vệ nguồn lợi thủy sản vẫn còn xảy ra.

Thu ngân sách nhà nước giảm so với cùng kỳ năm trước. Giải quyết việc làm đạt thấp hơn so với cùng kỳ năm trước. Tình trạng khai thác khoáng sản trái phép còn xảy ra.

Kèm file: Số liệu KTXH_6 tháng đầu năm_2022.pdf

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17

Trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy (chuyên đề: Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về chính sách xã hội), bản thân thiết nghĩ giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội cần phải được hoạch định và thực hiện một cách đúng đắn, có nguyên tắc, tôn trọng các quy luật khách quan mới mang lại hiệu quả cao. Đặc biệt, để thực hiện mục tiêu ổn định xã hội, tạo điều kiện cho sự tăng trưởng và phát triển hướng tới công bằng, tiến bộ xã hội, không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và cuộc sống tốt đẹp, bình đẳng hạnh phúc của Nhân dân thì phải nhận thức đúng mối quan hệ mật thiết giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội, để từ đó đưa ra các chủ trương, cách thức hoạch định và thực hiện đúng đắn hai loại chính sách này.

Chính sách kinh tế và chính sách xã hội là hai phạm trù riêng rẽ nhưng không tách rời nhau, có mối quan hệ tương hỗ và thống nhất. Sự đồng bộ giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội là điều kiện cần và đủ để bình ổn và phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Trình độ phát triển kinh tế là điều kiện vật chất để thực hiện thắng lợi các mục tiêu của chính sách xã hội. Và ngược lại, sự ổn định, công bằng và tiến bộ của xã hội đạt được thông qua các chính sách xã hội lại tạo ra những động lực mạnh mẽ để thực hiện các mục tiêu kinh tế. Thực tiễn các nước trên thế giới và ở nước ta trong thời gian qua đã cho thấy, nếu chỉ quan tâm đến thực hiện chính sách kinh tế, tất cả vì mục tiêu kinh tế sẽ dẫn đến những hậu quả xã hội khôn lường. Nhưng chỉ quan tâm đến giải quyết chính sách xã hội, thực hiện các mục tiêu xã hội sẽ không có nguồn lực để phát triển kinh tế. Do vậy, chỉ có thể thực hiện đồng bộ chính sách kinh tế nhằm làm cho dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Chính sách kinh tế và chính sách xã hội đều có mục tiêu chung là phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Mối quan hệ giữa hai loại chính sách này thực chất là đi tìm mục tiêu xã hội trong chính sách kinh tế, tìm hiểu điều kiện kinh tế ảnh hưởng như thế nào đến việc thực hiện chính sách xã hội. Đây cũng đồng thời là quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và mục tiêu công bằng xã hội. Sự hài hòa, đồng thuận giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội bảo đảm phát triển kinh tế nhanh, mạnh, bền vững nhưng không làm ảnh hưởng đến thực hiện công bằng xã hội, không dẫn đến sự gia tăng quá lớn khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, không làm mất ổn định xã hội, không gây xáo trộn và hủy hoại môi trường sinh thái, không làm ảnh hưởng xấu đến phát triển các thế hệ mai sau.

Tăng trưởng kinh tế không thể giải quyết tất cả các vấn đề xã hội. Bởi vì, sự tác động của các quy luật kinh tế như: quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật giá trị thặng dư… đã làm cho các chính sách kinh tế không chứa đựng được hết các vấn đề xã hội vốn rất phức tạp, nhạy cảm. Vì vậy, cùng với việc thực hiện các chính sách cho tăng trưởng kinh tế cần có các chính sách, chương trình xã hội riêng để giải quyết các vấn đề xã hội cụ thể, nổi lên trong từng thời điểm nhất định, do tác động từ mặt trái của kinh tế thị trường. Các chính sách và chương trình xã hội phải được thực hiện đồng thời hoặc lồng ghép với các chính sách kinh tế để tạo sức mạnh tổng hợp cho sự phát triển. Đó là một tất yếu mà chúng ta cần phải tuân thủ trong lộ trình hướng tới mục tiêu phát triển bền vững của đất nước. Một chính sách xã hội nếu không tính đến khả năng của nền kinh tế hoặc không quan tâm đến lợi ích kinh tế có khi lại trở thành vật cản cho sự tăng trưởng kinh tế. Một chính sách kinh tế không quan tâm giải quyết các vấn đề xã hội sẽ không phát huy được hiệu quả kinh tế.

Nhận thức đầy đủ mối quan hệ giữa hai loại chính sách, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm xây dựng và tổ chức thực hiện hài hòa các chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, dân tộc, tôn giáo kết hợp hài hòa với các loại chính sách phát triển kinh tế để giải quyết các vấn đề xã hội một cách triệt để… Bên cạnh đó đã thực hiện có hiệu quả nhiều chính sách đối với người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em, phụ nữ, đồng bao dân tộc thiểu số ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, giảm nghèo bền vững, chăm sóc sức khỏe cho người dân; đồng thời tạo điều kiện để người dân chủ động phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục rủi ro trong đời sống, kinh tế, xã hội và môi trường.

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII đã khẳng định: “Nhận thức đầy đủ và đảm bảo định hướng chủ nghĩa xã hội trong các chính sách xã hội. Tăng cường quản lý phát triển xã hội, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội, tính bền vững trong các chính sách xã hội, nhất là phúc lợi xã hội, an ninh xã hội, an ninh con người. Triển khai toàn diện, đồng bộ các mục tiêu kinh tế, tiến bộ, công bằng xã hội và môi trường”[1]. Nhận định này đã phản ánh sự quan tâm rất lớn của Đảng và Nhà nước ta đối với nhiệm vụ giải quyết các vấn đề xã hội, từng bước đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân thông qua sự kết hợp đúng đắn và hài hòa giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội để thực hiện mục tiêu đặt ra và đã xác định từ trước.

Đất nước đang trong thời kỳ tiến hành mở cửa hội nhập, tiến hành công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mà cụ thể là thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng về kinh tế - xã hội, mặc dù chúng ta đã đưa ra chiến lược “phát triển nhanh và bền vững”, nhưng tốc độ phát triển nhanh nhiều khi sẽ mất cần bằng, thiếu hài hòa và tác động trở lại đối với đời sống nhân dân trên nhiều lĩnh vực. Chính vì vậy, kết hợp hài hòa giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội là hết sức cần thiết. Trong đó, chính sách kinh tế đúng đắn sẽ mang lại hiệu quả phát triển kinh tế nhanh và bền vững còn chính sách xã hội phù hợp nhằm ổn định xã hội tạo điều kiện để phát triển kinh tế bền vững của quốc gia, dân tộc./.

[1] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.I, tr.202.

Những tín hiệu tích cực của thị trường lao động, việc làm quý III và 9 tháng năm 2024

Chất lượng nguồn lao động dần được nâng lên

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước trong quý III/2024 là 52,7 triệu người, tăng 114,1 nghìn người so với quý trước và tăng 238,8 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2024, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 52,5 triệu người, tăng 210,6 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Lực lượng lao động ở khu vực thành thị đạt hơn 20,2 triệu người, chiếm 38,5% lực lượng lao động của cả nước; lực lượng lao động nữ đạt gần 24,6 triệu người, chiếm 46,8% (Bảng).

Chất lượng nguồn lao động đang dần được nâng cao thể hiện ở tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ quý III/2024 là 28,5%, tăng 0,4 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 1,2 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm nay, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ là 28,1%, tăng 1,3 điểm phần trăm.

Lao động có việc làm quý III/2024 ước tính là 51,6 triệu người, tăng 114,6 nghìn người so với quý trước và tăng 244,6 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực thành thị là 20,0 triệu người; khu vực nông thôn là 31,6 triệu người. Tính chung 9 tháng năm 2024, lao động có việc làm là 51,4 triệu người, tăng 212 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực thành thị là 19,7 triệu người; khu vực nông thôn là 31,7 triệu người.

Nhìn chung, lao động có việc làm có xu hướng tăng, nhưng thị trường lao động phát triển chưa bền vững khi số lao động có việc làm phi chính thức chiếm tỷ trọng lớn. Cụ thể, số lao động có việc làm phi chính thức chung (bao gồm cả lao động làm việc trong hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản) quý III/2024 là 33,0 triệu người, chiếm 63,9% trong tổng số lao động có việc làm và giảm 1,1 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2024, tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức là 64,6%, giảm 0,3 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

Số người thiếu việc làm trong độ tuổi lao động giảm

Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy, số người thiếu việc làm trong độ tuổi lao động quý III/2024 là 861,4 nghìn người, giảm 86,7 nghìn người so với quý trước và giảm 79,5 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động quý III/2024 là 1,87%, cùng giảm 0,19 điểm phần trăm so với quý trước và so với cùng kỳ năm trước.

Số người thiếu việc làm trong độ tuổi lao động tính chung 9 tháng năm 2024 là 914,1 nghìn người, giảm 8,3 nghìn người so với cùng kỳ năm trước; tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động là 1,99%, giảm 0,03 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý III/2024 là 2,24%, giảm 0,05 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 0,06 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2024, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 2,26%, giảm 0,02 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15-24 tuổi) quý III/2024 là 7,75%, giảm so với quý trước và cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên khu vực thành thị là 8,33%; khu vực nông thôn là 7,44%, tỷ lệ này thường cao hơn tỷ lệ thất nghiệp chung do thanh niên có mong muốn tìm được công việc đúng với trình độ và có thu nhập cao.

Thu nhập bình quân của người lao động tăng, thu nhập của lao động nam cao hơn so với lao động nữ

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân của người lao động trong quý III/2024 là 7,6 triệu đồng/tháng, tăng 176 nghìn đồng so với quý trước và tăng 519 nghìn đồng so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, thu nhập bình quân của lao động nam cao gấp 1,34 lần thu nhập bình quân tháng của lao động nữ (8,7 triệu đồng so với 6,5 triệu đồng). Thu nhập bình quân của lao động ở khu vực thành thị cao gấp 1,4 lần khu vực nông thôn (9,3 triệu đồng so với 6,6 triệu đồng).

Tính chung 9 tháng năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động là 7,6 triệu đồng/tháng, tăng 7,4%, tương ứng tăng 519 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, thu nhập bình quân của lao động nam là 8,6 triệu đồng/tháng; lao động nữ là 6,4 triệu đồng.

Thu nhập bình quân tháng tăng lên ở hầu hết các ngành kinh tế. Một số ngành ghi nhận tốc độ tăng khá như: ngành kinh doanh bất động sản; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; công nghiệp chế biến chế tạo.

So với quý trước, thu nhập bình quân tháng của người lao động quý III/2024 tăng lên không đồng đều ở các vùng kinh tế - xã hội trong cả nước. Trong đó, thu nhập của người lao động tại vùng Đồng bằng sông Hồng được cải thiện hơn với 9,1 triệu đồng, tăng 5,8% so với quý trước, cao hơn tốc độ tăng thu nhập bình quân của lao động tại vùng này của quý III/2023 (tăng 3,3%).

Thu nhập của người lao động tại một số tỉnh trong vùng có tốc độ tăng cao: Hà Nội là 10,7 triệu đồng, tăng 6,6% so với quý trước (tương ứng tăng 659 nghìn đồng); Nam Định là 7,6 triệu đồng, tăng 5,7% (tương ứng tăng 406 nghìn đồng).

Vùng Trung du miền núi phía Bắc có tốc độ tăng thu nhập bình quân của người lao động ở mức thấp, với 5,6 triệu đồng/tháng, tăng 0,82% so với quý trước (tương ứng tăng 45.000 đồng). Trong đó, một số tỉnh ghi nhận tốc độ giảm thu nhập bình quân tháng của người lao động, như: Sơn La là 3,6 triệu đồng, giảm 7,8% (tương ứng giảm 305.000 đồng); Lạng Sơn là 5,8 triệu đồng, giảm 4,9% (tương ứng giảm 298.000 đồng); Cao Bằng là 3,2 triệu đồng, giảm 3,5% (tương ứng giảm 114.000 đồng).

Ông Phạm Hoài Nam, Vụ trưởng Vụ Thống kê Dân số và Lao động, Tổng cục Thống kê chỉ ra 3 hạn chế của thị trường lao động 9 tháng qua.

3 hạn chế của thị trường lao động

Cơn bão Yagi đổ bộ vào miền Bắc trong tháng 9 vừa qua với sức tàn phá nặng nề được dự báo có khả năng gây ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình lao động và việc làm của nước ta. Tuy nhiên, ông Phạm Hoài Nam, Vụ trưởng Vụ Thống kê Dân số và Lao động, Tổng cục Thống kê cho biết, nhìn chung tình hình kinh tế - xã hội của nước ta trong quý này vẫn duy trì xu hướng tích cực, đạt được nhiều kết quả quan trọng. Sản xuất công nghiệp vẫn tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm trước. Nhiều chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch được thúc đẩy góp phần giúp hoạt động thương mại, vận tải, du lịch, xuất nhập khẩu hàng hóa phục hồi và tăng trưởng. Thị trường lao động Việt Nam trong quý III năm 2024 không gặp nhiều biến động do hậu quả của thiên tai và những bất ổn trên thị trường thế giới. Tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động quý này là 1,87%, đều giảm 0,19 điểm phần trăm so với quý trước và so với cùng kỳ năm trước.

Ông Nam cũng chỉ ra 3 hạn chế của thị trường lao động Việt Nam 9 tháng năm 2024.

Một là, thị trường lao động vẫn tiếp tục xu hướng phục hồi, tuy nhiên chất lượng cung lao động còn nhiều bất cập, hạn chế, chưa đáp ứng cho cầu lao động của một thị trường lao động hiện đại, linh hoạt, bền vững và hội nhập. Đến nay có khoảng 37,6 triệu người lao động chưa qua đào tạo từ sơ cấp trở lên (cả nước chỉ có khoảng 28,5% người lao động đã qua đào tạo, có bằng chứng chỉ).

Hai là, lao động có việc làm có xu hướng tăng nhưng thị trường lao động phát triển chưa bền vững khi số lao động phi chính thức làm các công việc bấp bênh, thiếu tính ổn định vẫn chiếm tỷ trọng lớn, khoảng hơn ba phần năm tổng số lao động có việc làm của cả nước.

Ba là, theo báo cáo “Xu hướng việc làm toàn cầu cho thanh niên năm 2024” của ILO, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên toàn cầu năm 2023 là 13% và dự kiến sẽ giảm xuống mức 12,8% trong năm 2024 và 2025. Tại Việt Nam, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên từ 15-24 tuổi trong quý III năm 2024 ở mức 7,75%, thấp hơn so với mức trung bình của toàn cầu, nhưng vẫn duy trì mức cao. So với quý trước và cùng kỳ năm trước, tỷ lệ này giảm tương ứng là 0,26 điểm phần trăm và 0,11 điểm phần trăm. So với tỷ lệ thất nghiệp chung, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên luôn cao hơn.

"Do thanh niên là lực lượng trẻ, nên nhu cầu có việc làm cao hơn các lực lượng khác vì vậy họ bắt buộc tìm kiếm việc làm. Bên cạnh đó, họ thường được trang bị các kiến thức tốt hơn với trình độ cao hơn nên họ có nhiều cơ hội để lựa chọn hơn nên ko tham gia thị trường lao động, họ có thể không chấp nhận làm các công việc tạm thời thu nhập thấp, họ sẽ trì hoãn để cho đến khi tìm được công việc như ý", ông Nam nói.

Nguồn: Hương Vy (kinhtevadubao.vn)

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47